|
Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm tháng 7 đạt 20,3 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng 6, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng năm 2013 lên 127,3 triệu USD tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Nga, Australia… tiếp tục là những thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 29,4 triệu USD, chiếm 23,1% thị phần, tăng 32,38%. Kế đến là thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch 20,4 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Tuy đứng thứ 3 về kim ngạch, nhưng xuất khẩu hàng mây,tre, cói và thảm sang thị trường Đức lại giảm 17,74%, tương đương 13,1 triệu USD.
Thống kê thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre cói 7 tháng 2013
ĐVT: USD
|
KNXK 7T/2013 |
KNXK 7T/2012 |
% so sánh |
Tổng KN |
127.366.068 |
120.957.552 |
5,30 |
Hoa Kỳ |
29.480.753 |
22.269.000 |
32,38 |
Nhật Bản |
20.495.583 |
20.353.890 |
0,70 |
Đức |
13.111.421 |
15.938.982 |
-17,74 |
Nga |
6.456.389 |
4.757.530 |
35,71 |
Australia |
4.749.900 |
5.403.048 |
-12,09 |
Anh |
4.643.640 |
3.919.259 |
18,48 |
Pháp |
4.486.741 |
4.063.252 |
10,42 |
Hàn Quốc |
4.195.130 |
3.465.844 |
21,04 |
Đài Loan |
3.804.624 |
3.949.794 |
-3,68 |
Tây Ban Nha |
2.997.325 |
2.980.276 |
0,57 |
Canada |
2.961.464 |
2.229.007 |
32,86 |
Hà Lan |
2.432.656 |
2.348.613 |
3,58 |
Italia |
2.233.699 |
2.776.411 |
-19,55 |
Thuỵ Điển |
1.978.047 |
1.607.353 |
23,06 |
Ba Lan |
1.894.655 |
2.482.596 |
-23,68 |
Bỉ |
1.685.359 |
2.625.132 |
-35,80 |
Đan Mạch |
1.152.570 |
1.125.705 |
2,39 |
(Nguốn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ các chuyên gia trong ngành khuyến cáo, các doanh nghiệp nên chú trọng đến việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại các thị tường mục tiêu.
Nhật Bản được xem là thị trường tiềm năng về tiêu thụ các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ. Mặc dù nhu cầu đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại thị trường Nhật Bản ngày càng tăng tuy nhiên. Tuy nhiên, việc tìm cơ hội để vào thị trường này hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn. Theo Phòng Thương mại – Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, một vài năm trở lại đây sản lượng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản có xu hướng giảm.
Theo Hiệp hội phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, thời điểm này là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Bởi từ trước đến nay quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản rất tốt. Bên cạnh đó, là tất cả các doanh nghiệp Nhật đang chán với cách làm việc của doanh nghiệp Trung Quốc, vì khi có xảy ra 1 vấn đề về chính trị là lập tức Trung Quốc sẽ xảy ra đình công và họ sẽ không có hàng, điều đấy làm cho doanh nghiệp khốn đốn và họ chuyển dần sang Việt Nam.
Việc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chưa thể thâm nhập tốt là do Nhật Bản là một thị trường có yêu cầu rất khó tính về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Thêm vào đó các doanh nghiệp của Việt Nam do chưa nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng chính vì vậy việc các doanh nghiệp của Việt Nam XK hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Đề xuất phương hướng cho xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng: “muốn xuất khẩu tốt sang thị trường này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khâu thiết kế sản phẩm, nhưng không nên chỉ đơn thuần chạy theo thiết kế mà phải đảm bảo cả tính năng sử dụng của sản phẩm nữa. Ngoài ra, cần chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm độc đáo mang tính khu vực của Việt Nam mà vẫn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Nhật”.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản cũng cần lưu ý trong việc sử dụng các chất liệu thích hợp để sản xuất sản phẩm, có kèm theo thông tin hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng, cách sử dụng sản phẩm, và phải hài hoà với nhu cầu sử dụng của người Nhật. Bên cạnh các doanh nghiệp cũng cần tăng cường khâu tiếp xúc với nhà phân phối của Nhật Bản để tìm ra những đối tượng khách hàng phù hợp.
Theo vinanet
|