Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam 8 tháng đầu năm

10/11/2013 9:29:42 AM

Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang các thị trường liên tục sụt giảm trong 3 tháng gần đây, tháng 8 giảm 4,17% so với tháng 7, chỉ đạt 733,51 triệu USD; tính chung tổng kim ngạch cả 8 tháng đầu năm đạt 5,47 tỷ USD, vẫn tăng 14,95% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Xuất khẩu giày dép 9 tháng đã gần bằng mức xuất khẩu trong cả năm 2011 (đạt trên 6,07 tỷ USD so với gần 6,55 tỷ USD), tăng trên 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu bình quân 3 tháng cuối năm đạt bằng với mức bình quân 9 tháng đầu năm (675 triệu USD), thì cả năm 2013 sẽ đạt gần 8,1 tỷ USD; nếu những tháng cuối năm so với cùng kỳ năm trước cũng tăng như 9 tháng đầu năm, thì cả năm 2013 sẽ đạt trên 8,44 tỷ USD. Dù ước tính theo cách nào thì cả năm 2013 cũng sẽ vượt qua mốc 8 tỷ USD, đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay.

 

Giày dép Việt Nam trong 8 tháng qua đã có  mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ  trên thế giới, trong đó có một số thị  trường lớn. EU là thị trường lớn nhất, đạt 1,89 tỷ  USD, tăng 9,1% và chiếm 34,6%. Trong khu vực này, các nước nhập khẩu lớn là Anh (358,52 triệu USD, chiếm 6,56% tổng kim ngạch), Bỉ (332,76triệu USD, chiếm 6,08%), Đức (275,85 triệu USD, chiếm 5,04%), Hà Lan (234,65 triệu USD, chiếm 4,29%), Tây Ban Nha (194,53triệu USD, chiếm 3,56%)… Tiếp đó là thị trường Hoa Kỳ (1,72 tỷ USD, chiếm 31,43%); Nhật Bản (260,81 triệu USD); Trung Quốc (243,24 triệu USD)...

 

Ngoài các thị trường lớn trên, còn có một số thị trường nhập khẩu giày dép với kim ngạch không nhỏ, như: Hàn Quốc, Canada, Panama, Australia, Hongkong (Trung Quốc), Nga, Nam Phi, Slovakia, Đài Loan (Trung Quốc), Chile, Áo, Thụy Điển …

 

Trong tháng 8, xuất khẩu giày dép sang đa số các thị trường lớn tăng so với tháng 7 nhưng mức tăng không cao lắm như: sang Hoa Kỳ tăng 10,84%, sang Anh tăng 8,38%, sang Bỉ tăng 3,44%, sang Trung Quốc tăng 6,81%. Bên cạnh đó, một số thị trường bị sụt giảm như: Đức giảm 32,97%, Nhật Bản giảm 0,36%, Hà Lan giảm 22,81%.

 

Tinh chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó xuất sang Achentina tuy kim ngạch không cao, chỉ đạt 30,22triệu USD, nhưng tăng trưởng mạnh 82,67% so với cùng kỳ năm ngoái; bene cạnh đó còn có một số thị trường cũng tăng mạnh trên 30% so với cùng kỳ như: Nga (+57,72%); Thái Lan (+45,32%); Hàn Quốc (+38,13%), Israel (+38,64%)

 

Trong số 45 thị trường xuất khẩu giày dép 8 tháng đầu năm, chỉ có 7 thị trường bị sụt giảm kim ngạch như: Bồ Đào Nha (-26,36%); Séc (-23,29%); Ba Lan (-20,54%); Pháp (-11,22%); Thụy Sĩ (-6,14%); Áo (-3,6%); Panama (-3,09%).

 

Thị trường xuất khẩu giày dép 8 tháng đầu năm.

ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

T8/2013

T8/2013 so với T7/2013 (%)

 

8T/2013

8T/2013 so với cùng kỳ (%)

Tổng cộng

733.514.798

-4,17

5.471.936.410

+14,95

Hoa Kỳ

237.417.277

+10,84

1.719.652.100

+18,45

Anh

51.673.375

+8,38

358.515.327

+7,46

Bỉ

41.937.603

+3,44

332.760.646

+23,74

Đức

31.696.235

-32,97

275.850.463

+6,50

Nhật Bản

40.161.346

-0,36

260.809.716

+16,96

Trung Quốc

38.571.411

+6,81

243.243.101

+17,13

Hà Lan

24.651.041

-22,81

234.654.316

+10,06

Braxin

31.037.625

+7,09

202.158.498

+12,11

Tây Ban Nha

24.610.387

-26,00

194.532.309

+21,02

Hàn Quốc

26.168.440

+30,12

163.492.406

+38,13

Mexico

21.622.967

-13,85

158.418.545

+11,24

Pháp

16.046.046

-27,66

147.127.723

-11,22

Italia

15.987.536

-43,66

146.736.758

+3,44

Canada

11.896.095

-34,55

105.097.519

+22,55

Panama

16.894.670

+106,25

85.552.507

-3,09

Hồng Kông

10.784.756

+6,00

68.567.202

+21,37

Australia

8785510

+7,78

65715022

+17,31

Nga

8351772

-16,20

61170709

+57,72

Slovakia

5.437.140

-52,32

57.296.578

+31,72

Nam Phi

10.399.072

+13,73

53.902.148

+11,23

Đài Loan

6.394.258

-4,11

46.789.234

+9,65

Chi Lê

4.844.987

-42,70

45.309.577

+12,41

Thụy Điển

1.596.607

-72,38

35.497.740

+1,52

Áo

3.009.202

-49,22

35.000.655

-3,60

Tiểu vương quốc Ả Rập TN

2.534.484

-30,35

32.841.031

+18,76

Achentina

3.510.802

-41,35

30.215.362

+82,67

Malaysia

4.613.035

+21,93

22.243.805

+29,44

Singapore

3.060.191

-21,03

20.922.327

+28,13

Ấn Độ

2.868.035

+22,66

20.895.962

+11,60

Đan Mạch

463.245

-69,86

20.485.048

+16,35

Séc

3.500.305

+172,35

18.871.196

-23,29

Thái Lan

2.435.642

+32,20

17.322.808

+45,32

Thụy Sĩ

1.614.522

-26,86

15.769.150

-6,14

Thổ Nhĩ Kỳ

270.604

-78,09

15.259.305

+14,25

NaUy

2.412.932

+107,83

14.410.318

+27,79

Philippines

1.715.372

+12,30

13.913.090

+6,66

Indonesia

1.970.282

+126,93

13.831.148

+17,54

New Zealand

1.681.652

+23,73

11.672.458

+8,69

Israel

1.238.621

-9,24

11.219.850

+38,64

Hy Lạp

285.725

-81,66

10.904.069

+9,11

Ba Lan

942.564

+34,46

7.708.528

-20,54

Ucraina

599.454

+10,83

4.624.014

+4,47

Phần Lan

163.711

+57,99

2.565.619

+1,24

Bồ Đào Nha

91.128

+44,67

892.802

-26,36

 

Việc tăng với tốc độ cao và đạt quy mô  khá của xuất khẩu giày dép đạt được trong điều kiện tình hình kinh tế tại các thị trường lớn vẫn còn khó khăn là kết quả tích cực đáng khích lệ. Cả nước hiện có trên 1.100 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, với trên 720 nghìn lao động, 68 nghìn tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, 37 nghìn tỷ đồng tài sản cố định, trên 86 nghìn tỷ doanh thu thuần… của các doanh nghiệp giày dép. Đó là chưa kể hàng nghìn cơ sở sản xuất giày dép cá thể, làng nghề với hàng chục nghìn lao động để phục vụ nhu cầu trong nước hoặc tham gia gia công xuất khẩu. Đây là nguồn lực dồi dào giúp ngành giày dép có thể đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu lớn với yêu cầu chất lượng cao.

 

Bên cạnh đó là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành này để khai thác nguồn nhân lực dồi dào, trẻ khỏe và giá nhân công rẻ. Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm tới 76,4% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sản xuất tại Việt Nam.

 

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu giày dép vẫn có bốn vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.

 

Một là, nguồn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu còn lớn, trong khi Việt Nam là nước nông nghiệp, có đàn trâu đàn bò nhiều.  Vì vậy, cần phát triển công nghiệp chế biến da để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, giảm thiểu tính gia công.

 

Hai là, lao động có tay nghề ở những khâu kỹ thuật còn ít, ở khâu quan trọng nhất còn phải thuê kỹ thuật nước ngoài hoặc phải nhập khẩu với giá rất cao, lại bị phụ thuộc. Cần phải tăng cường đào tạo chung, đặc biệt là ở những khâu kỹ thuật cao.

 

Ba là, thu nhập của lao động ngành giày dép nhìn chung còn thấp.

 

Bốn là, thị trường nhập khẩu giày dép hàng đầu của Việt Nam hiện chưa phục hồi tăng trưởng, người dân còn “thắt lưng buộc bụng”.

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
5 tháng xuất khẩu giày dép tăng 26,3% (6/18/2014 9:51:00 AM)
5 tháng xuất khẩu giày dép tăng 26,3% (6/11/2014 9:23:57 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Thị trường xuất khẩu giày dép 4 tháng đầu năm 2014 (5/24/2014 10:08:03 AM)
Tháng Tư đánh dấu tín hiệu khả quan từ dệt may và da giày (5/12/2014 10:08:13 AM)
Xuất khẩu giày dép tăng 25,9% (4/16/2014 9:32:00 AM)
Kim ngạch xuất khẩu giày dép Bồ Đào Nha năm 2013 tăng 8% (3/6/2014 10:12:04 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Xuất khẩu giày dép đạt hơn 8,3 tỷ USD (12/31/2013 9:56:23 AM)
Xuất khẩu giày dép: Mục tiêu trong tầm tay (11/20/2013 9:59:41 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Ấn Độ có thể nhập khẩu bạc kỷ lục do vàng khan hiếm (10/11/2013 9:28:50 AM)
Xuất khẩu đường của Thái Lan tăng lên mức kỷ lục do sản lượng tăng mạnh (10/10/2013 9:28:41 AM)
Trung Quốc có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines (10/10/2013 9:27:17 AM)
Ấn Độ: xuất khẩu cà phê giảm 5% do giá toàn cầu yếu trong năm 2012/13 (10/10/2013 9:26:30 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tiếp tục tăng trưởng (10/10/2013 9:26:01 AM)
EU có thể trở lại vị trí số 1 nhập khẩu cá tra (10/10/2013 9:25:24 AM)
Xuất khẩu của Việt Nam đến các nước châu Á sẽ tăng hơn 15%/năm (10/10/2013 9:24:49 AM)
Xuất khẩu tôm chân trắng đã vượt tôm sú (10/10/2013 9:23:53 AM)
Tìm cơ hội tăng xuất khẩu từ những thị trường “ngách” (10/9/2013 10:19:07 AM)
Macquarie: Giá cà phê arabica tiếp tục giảm trong năm 2015 (10/9/2013 10:17:24 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com