Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Ấn Độ có thể nhập khẩu bạc kỷ lục do vàng khan hiếm

10/11/2013 9:28:50 AM

Nhập khẩu bạcở Ấn Độ đang trên đà đạt mức cao kỷ lục trong năm nay do mùa cưới hỏi và lễ hội đã thúc đẩy mua kim loại quý thay vì vàng truyền thống, làm cho vàng trở nên khan hiếm và đắt hơn bởi các biện pháp chính thức nhằm cắt giảm thâm hụt thương mại.


Nhu cầu bạc cao hơn tại nước mua lớn nhất thế giới có thể giúp hỗ trợ giá, giá bạc đã giảm gần 30% trong năm nay trên thị trường quốc tế và đang theo hướng giảm hàng năm lớn nhất trong gần ba thập kỷ.


Sự gia tăng trong việc mua vào không có khả năng gây ra một phản ứng chính sách mới của chính quyền, như trong trường hợp của vàng, vì giá trị của bạc được nhập khẩu còn thấp hơn so với vàng và do đó không quan trọng đối với cán cân thương mại.

Harmesh Arora, giám đốc của Hiệp hội vàng Bombay cho biết, "hiện đã có một sự cải tiến lớn trong nhập khẩu bạc và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chi tiết hơn. Các nhà đầu tư đang tận dụng giá thấp và thiếu các hạn chế về nhập khẩu bạc hiện nay"

Theo công ty tư vấn kim loại GFMS, Ấn Độ nhập khẩu 4.073 tấn bạc từ tháng 1đến tháng 8, tăng hơn gấp đôi so với 1.921 tấn trong cả năm 2012, trong khi sự tăng vọt giá trong mùa cao điểm sẽ tổn hại nhu cầu. Mức nhập khẩu cao kỷ lục là 5.048 tấn trong năm 2008.

Ấn Độ, cũng là nước mua lớn nhất của vàng thế giới, đã tăng thuế nhập khẩu vàng 3 lần trong năm nay, đưa nó lên mức 10%, và trong tháng 7, chính phủ đã bàn bạc với các nhà nhập khẩu rằng 1/5 sản lượng của họ sẽ phải dùng cho xuất khẩu, chỉ để lại 80% cho sử dụng trong nước.

Sự lựa chọn thứ hai

Thuế nhập khẩu bạc cũng đã được nâng lên đến 10% trong tháng 8 từ 6%, nhưng giá vẫn còn cách xa nhau: vàng đắt hơn  khoảng 60 lần so với bạc theo đồng USD.
Vàng có một vị trí đặc biệt trong văn hóa Ấn Độ, mua vàng như  một hàng rào chống lại sự lạm phát và theo truyền thống được sử dụng cho quà tặng tại các đám cưới và các lễ hội. Bạc không được sử dụng nhiều như vàng.
Giá trị nhập khẩu bạc trong năm 2012 là 1,8 tỷ USD, trong khi nhập khẩu vàng là 52 tỷ USD.

Do đó ngay cả việc nhập khẩu bạc kỷ lục cũng không có khả năng giảm bớt căng thẳng thâm hụt thương mại, trái ngược với các tác động của vàng, là mặt hàng nhập khẩu lớn thứ 2 của Ấn Độ  chỉ sau dầu.

Ấn Độ nhập khẩu 393,68 tấn vàng từ tháng 4 đến ngày 25/ 9, cao hơn một chút so với mức trung bình 60 tấn mỗi tháng. Nhưng hạn chế của chính phủ đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh, với lượng nhập khẩu trong tháng 8 và tháng 9 chỉ với 10,5 tấn.


Gía bạc giao ngay đã giảm một nửa so với mức đỉnh trên 49 USD/ ounce xảy ra vào ngày 28 /4/ 2011, trong khi vàng đã giảm 29% so với cùng kỳ.


"Trong tương lai, sự phục hồi của bạc sẽ rõ nét hơn so với vàng", ông Gnanasekar Thiagrajan, giám đốc của Commtrendz Research, lưu ý rằng bạc sẽ có nhu cầu như một kim loại công nghiệp.


Và sự cạnh tranh từ bạch kim sẽ không còn, kể từ khi giá trong nước tương tự như giá vàng, và cao hơn nhiều so bạc. Vàng và bạch kim có giá khoảng 29.000 rupee cho10 gram trong khi chi phí bạc là 500 rupee.


Theo Platinum Guild International, một tổ chức thương mại cho biết, nhập khẩu bạch kim trong nửa đầu năm 2013 chỉ tăng 10 % so với năm trước lên 2,1 tấn, và ngành công nghiệp không đưa ra bất kỳ  dự đoán  nào về giá tăng vọt vì vàng bị hạn chế.


Gautam Choksi, phó chủ tịch tài chính của Hindustan Platinum, một nhà cung cấp các hợp kim kim hoàn cho biết, "doanh số bán hàng của chúng tôi là ổn định cho đến nay ... Có thể có một sự gia tăng nhỏ trong doanh số bán hàng từ bây giờ".

Theo vinanet

TIN LIÊN QUAN
Sản lượng container tăng ở các cảng chính của Ấn Độ (6/16/2014 9:10:35 AM)
Hệ thống cảng Pháp tại Le Harve ghi điểm với các chủ hàng Ấn Độ (6/11/2014 9:06:36 AM)
Giá nhân điều Ấn Độ tăng (6/2/2014 10:34:23 AM)
Sản lượng container tăng tại các cảng chính của Ấn Độ (5/15/2014 9:33:49 AM)
Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ dự báo đạt kỷ lục nhờ xuất khẩu tôm (5/6/2014 11:22:00 AM)
Giá hạt tiêu Ấn Độ cao kỷ lục lịch sử (4/24/2014 9:32:28 AM)
Ấn Độ: Xuất khẩu cà phê vụ tới sẽ giảm (4/3/2014 9:42:42 AM)
Nhập khẩu vàng của Ấn Độ có thể phục hồi (3/29/2014 10:20:49 AM)
IAG Cargo tăng sức tải trên các tuyến Ấn Độ (3/18/2014 9:15:47 AM)
Emirates, Lufthansa dự kiến đưa máy bay A380 đến Ấn Độ (2/19/2014 9:46:18 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu đường của Thái Lan tăng lên mức kỷ lục do sản lượng tăng mạnh (10/10/2013 9:28:41 AM)
Trung Quốc có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines (10/10/2013 9:27:17 AM)
Ấn Độ: xuất khẩu cà phê giảm 5% do giá toàn cầu yếu trong năm 2012/13 (10/10/2013 9:26:30 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tiếp tục tăng trưởng (10/10/2013 9:26:01 AM)
EU có thể trở lại vị trí số 1 nhập khẩu cá tra (10/10/2013 9:25:24 AM)
Xuất khẩu của Việt Nam đến các nước châu Á sẽ tăng hơn 15%/năm (10/10/2013 9:24:49 AM)
Xuất khẩu tôm chân trắng đã vượt tôm sú (10/10/2013 9:23:53 AM)
Tìm cơ hội tăng xuất khẩu từ những thị trường “ngách” (10/9/2013 10:19:07 AM)
Macquarie: Giá cà phê arabica tiếp tục giảm trong năm 2015 (10/9/2013 10:17:24 AM)
Giao thương XNK có nhiều triển vọng (10/9/2013 10:16:25 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com