Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Cần liên kết chuỗi để cứu ngành cá tra

11/22/2013 9:54:27 AM

Ngành cá tra Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về vấn đề tín dụng và hợp đồng giữa ngân hàng với các bên liên quan trong liên kết sản xuất. Với mục đích tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra, Hiệp hội cá tra Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Liên kết trong chuỗi cá tra – Vấn đề tín dụng và hợp đồng" vào sáng ngày 08/10/2013, tại thành phố Hồ Chí Minh.Trăm đường khó.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích nhiều nguyên nhân khiến cho ngành cá tra Việt Nam ngày càng kiệt quệ. Trong đó, các ý kiến chỉ ra, vấn đề tín dụng và hợp đồng giữa người nuôi cá tra với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu vẫn chưa có sự thống nhất, còn lỏng lẻo, thiếu những quy định chế tài cụ thể, khiến việc cam kết thực hiện còn nhiều khó khăn, việc chiếm dụng vốn bằng hình thức trả chậm ngày càng phổ biến.

 

Nhiều ý kiến chỉ ra những bất cập từ việc không cân đối cung – cầu. Ông Nguyễn Văn Kịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định, lượng cá tra trong nước đang thừa so với nhu cầu thị trường, khiến giá cá tra xuất khẩu sụt giảm mạnh, làm nảy sinh nhiều hệ quả xấu khác như: người nuôi bị phá sản, ngân hàng siết chặt tín dụng, nông dân và doanh nghiệp bị thiếu vốn... Để giành thị phần, những doanh nghiệp làm ăn không chân chính đã tìm mọi cách hạ giá xuất khẩu, thậm chí cho nhà nhập khẩu nước ngoài nợ tiền. Doanh nghiệp chế biến mua cá nợ tiền trả chậm và những doanh nghiệp này cho các nhà nhập khẩu nợ tiền, dẫn đến dòng tín dụng có lợi cho nhà nhập khẩu, trong khi cả doanh nghiệp và nông dân nuôi cá trong nước đều gặp khó... Đặc biệt, từ khi có nhiều doanh nghiệp tự nuôi cá tra để chế biến xuất khẩu thì tình trạng doanh nghiệp ép giá thu mua cá và chiếm dụng vốn của nông dân càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, vướng mắc của ngành cá tra nằm ngay ở những hợp đồng mua bán. Hầu hết hợp đồng mua bán cá tra thời gian qua đều do bên mua soạn thảo, các điều khoản có lợi cho bên mua như: có thể từ chối nhận hàng, có quyền hủy hợp đồng, không nhận nguyên liệu..., trong khi bên bán không được tự ý hủy hợp đồng. Ông Nguyễn Phương Lam, Trưởng phòng pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cho biết, các điều khoản đều dựa vào lợi thế của bên mua, căn cứ vào hệ thống luật chưa được cụ thể, mô tả hàng hóa còn sơ sài, dễ dẫn đến tranh cãi, thỏa thuận đơn vị kiểm định chất lượng không được xác định ngay ban đầu, thời hạn thanh toán thường là quá dài, không có sự bảo lãnh của định chế tài chính...Mặt khác, do nông dân bị động trong tiêu thụ sản phẩm và thiếu các thông tin về thị trường, về pháp luật... nên khả năng thương lượng, đàm phán với doanh nghiệp còn hạn chế, thậm chí khi lượng cá bị tồn đọng người dân phải năn nỉ doanh nghiệp thu mua nên họ thường gặp bất lợi trong việc ký kết hợp đồng.

 

Tiến sỹ Lê Xuân Sinh, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, tỷ lệ hộ nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thua lỗ ngày càng tăng. Năm 1993, tỷ lệ số hộ nuôi thủy sản thua lỗ chỉ có 9,4%, giai đoạn 2002 - 2005 lên tới 25%, giai đoạn 2005 - 2009 chiếm 30% và giai đoạn 2010 - 2012 có tỷ lệ số hộ thua lỗ đã lên đến gần 50%...Trước những ý kiến trên, ông Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, điều khó nhất là ai cũng thấy được nguyên nhân khiến cho ngành cá tra lao đao nhưng không ai chịu hy sinh cho ai. "Khi tỉnh này hoặc doanh nghiệp, người nuôi thấy nơi khác tăng diện tích, tăng sản lượng thì mình cũng tăng theo. Vấn đề hiện nay là giữa các tỉnh cũng như doanh nghiệp, người nuôi đang thiếu thông tin dự báo về sản lượng cá tra", ông Dũng nhấn mạnh.

 

Giải pháp liên kết chuỗi

 

Nhiều giải pháp cứu ngành cá tra đã được đưa ra tại hội thảo. Trong đó, các ý kiến nhấn mạnh vào giải pháp liên kết chuỗi. Theo ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang, chuỗi liên kết là hướng đi bền vững cho việc chế biến xuất khẩu đảm bảo về số lượng và chất lượng với điều kiện là tất cả các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đều phải có vùng nuôi liên kết với nông dân thì lợi ích của ngành cá tra sẽ bền vững, doanh nghiệp sẽ phát triển tốt. Chuỗi liên kết sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm gánh nặng phải lo vùng nuôi từ vốn đến quản lý, tận dụng nguồn lực trong nông dân từ vốn, tay nghề, chia sẻ rủi ro cùng người nuôi và tránh được rủi ro khi thiếu nguyên liệu. Tuy nhiên, ông Bình cũng lưu ý, trong quá trình xây dựng chuỗi để liên kết này bền vững, cần phải có hợp đồng cụ thể để người nuôi trồng, nhà chế biến, xuất khẩu và nhập khẩu có trách nhiệm và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro để cùng tồn tại.

 

Bên cạnh đó, ông Võ Hùng Dũng cho rằng, để phát triển nhanh theo chuỗi trước hết cần phải cải thiện mạnh về chất lượng giống. Vùng ĐBSCL cần cải thiện chất lượng con giống bằng cách kiểm soát chặt chẽ việc nuôi vỗ cá bố mẹ, quy trình sản xuất giống ở tất cả các cơ sở để bảo đảm tính ổn định về di truyền của cá tra. Bên cạnh đó, cần khuyến khích người nuôi cá giống có giấy chứng nhận chất lượng giống sạch, quy hoạch các trại sản xuất giống theo khu vực nhằm chủ động cung ứng cá giống cho các vùng nuôi, góp phần giảm chi phí vận chuyển và chủ động kiểm soát được nguồn giống tại chỗ. Vùng nuôi phải theo quy hoạch cấp phép hoặc cấp mã số nhận diện theo hồ sơ đăng ký mã số, quản trị chất lượng. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình nuôi, ông Dũng cho rằng, cần mở rộng các mô hình nuôi theo kỹ thuật như: thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), bảo vệ môi trường, xã hội, bảo đảm an sinh động vật và an toàn thực phẩm (ASC), ngư trường bền vững, quản lý và khai thác có trách nhiệm (MSC CoC). Đồng thời, cần mã số hóa vùng nuôi, tạo cơ sở để các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thực hiện việc ghi xuất xứ sản phẩm trên bao bì và thương hiệu hàng hóa. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải cải thiện mối quan hệ với người nuôi, cải thiện năng lực quản trị, chiến lược kinh doanh và cần chú trọng xuất khẩu sang những thị trường mới, trọng điểm, nhiều tiềm năng...Về giải pháp cho vấn đề thiếu thông tin, ông Võ Hùng Dũng cho biết, Hiệp hội Cá tra Việt Nam sẽ họp 2 lần/tháng để cung cấp thông tin cho người sản xuất cá tra. Nếu chỗ nào tăng sản lượng thì nơi khác có sự điều chỉnh cho hợp lý. Ngoài ra, theo PGS-TS Võ Thị Thạnh Lộc, cần có tổ nhóm dự báo cung cầu thị trường cá tra một cách nghiêm chỉnh. Đồng thời, cấp quota cho các tỉnh về diện tích và sản lượng, không cho nông dân nuôi tự phát. Sản xuất giống cá tra tập trung, nhu cầu bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu, nếu thiếu hụt nguồn cung một chút thì giá trị cá tra tăng lên.

 

Ngoài ra, ông Nguyễn Phương Lam cho rằng, Hiệp hội cá tra Việt Nam cần đóng vai trò tư vấn, gắn chặt chẽ với trung tâm trọng tài, chính quyền địa phương... giúp giải quyết nhanh chóng khi có tranh chấp. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết, trung tâm sẽ cử chuyên gia phối hợp với đoàn luật sư, thẩm phán, trọng tài viên và Hiệp hội cá tra Việt Nam xây dựng mẫu hợp đồng để bảo vệ quyền lợi người nuôi cũng như sử dụng hợp đồng mẫu quốc tế khi doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.

 

Theo Cục Xúc tiến Thương mại

TIN LIÊN QUAN
Brazil tăng nhập khẩu cá tra, giảm nhập khẩu cá minh thái (5/27/2014 9:33:53 AM)
Việt Nam mang cá tra sang Nam Phi chào hàng (5/24/2014 10:08:38 AM)
Xuất khẩu cá tra/basa quí I/2014 tăng 5,2% so cùng kỳ (5/21/2014 9:25:41 AM)
Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt (5/15/2014 9:56:23 AM)
Mỹ vươn lên là nhà nhập khẩu lớn nhất cá tra Việt Nam (5/12/2014 10:10:27 AM)
Xuất khẩu cá tra tăng trở lại (5/7/2014 9:51:30 AM)
Thái Lan tăng 62% nhập khẩu cá tra từ Việt Nam năm 2013 (4/2/2014 10:16:37 AM)
Tiếp tục đòi công bằng cho cá tra (4/2/2014 10:13:56 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Cơ hội để cá tra Việt Nam thay đổi (3/17/2014 9:39:39 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Hàng Việt được châu Phi tin dùng (11/22/2013 9:53:13 AM)
Nhập khẩu sữa tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước (11/21/2013 9:49:38 AM)
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Canađa (11/21/2013 9:48:55 AM)
Tranh cãi về nhập khẩu đường (11/21/2013 9:37:20 AM)
Giá tôm miền Tây tăng cao chưa từng thấy (11/21/2013 9:05:05 AM)
Xuất khẩu giày dép: Mục tiêu trong tầm tay (11/20/2013 9:59:41 AM)
Thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ 10 tháng năm 2013 (11/20/2013 9:55:33 AM)
Doanh nghiệp thủy sản “bắt tay” với nước ngoài (11/20/2013 9:54:59 AM)
Xoài Việt Nam vào Hàn Quốc (11/20/2013 9:53:59 AM)
Xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 25,12 tỷ USD trong tháng 10 (11/20/2013 9:51:40 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com