Tổng sản lượng container vận chuyển từ Bắc Âu đến Bắc Mỹ tăng 4% đạt 695,000 TEU trong quý 3 so với quý trước với chỉ 231,000 TEU vận chuyển trong tháng 9.
Từ tháng 1 đến tháng 9, sản lượng container tăng 0.2$, thấp hơn nhiều so với 4.7% trên tuyến từ châu Á đến Bắc Mỹ, cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ quan tâm nhiều hơn đến hàng “tiêu dùng” hơn là hàng công nghiệp, theo Drewry Maritime Research.
Phản ứng của các hãng tàu đối với tăng trưởng chỉ là duy trì lịch tàu chạy với tổng sức tải của tất cả các tàu đi từ Bắc Âu đến Bắc Mỹ giảm 1% còn 252,000 TEU giữa tháng 8 và tháng 9.
Các cuộc đàm phán về việc triển khai liên minh các dịch vụ chia sẽ tàu P3 vào quý 2/2014 có thể là nguyên nhân của việc thụ động này.
Được biết Hapag-Lloyd, NYK, OOCL, HMM, APL và MOL đang tiếp tục thảo luận việc mở rộng phạm vi của Liên minh G6, trong đó có tuyến xuyên Đại Tây Dương, ngoài các tuyến Á – Âu, và châu Á – Bờ Đông Bắc mỹ, với mục tiêu đạt được lợi ích kinh tế lớn hơn.
Tỷ lệ sử dụng tàu trung bình của tất cả các tàu đi từ bắc Âu đến Bắc Mỹ tăng từ 88% trong tháng 8 lên 91% trong tháng 9.
Hàng hóa vận chuyển container từ Bắc Mỹ đến Bắc Âu vẫn không tăng mạnh trong tháng 9, chỉ đạt 165,000 TEU và tổng quý 3 đạt 506,000 TEU, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy niên cho đến nay, tổng lượng hàng đã tăng 3% so với thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 9 của năm 2012 với 1.6 triệu TEU.
Tỷ lệ sử dụng tàu trung bình trên chiều đi hướng đông giảm từ 775 trong tháng 8 xuống còn 74% trong tháng 9, dù giá cước tại chỗ tiếp tục tăng.
Theo Drewry: “Các hãng vận tải biển nên hủy thêm các chuyến đi từ tháng 11 đến tháng 2 để điều chỉnh cung cầu tốt hơn trong mùa đông. Trên cơ sở Liên minh P3 có thể được phê duyệt trước quý 2/2014, những hãng tàu hàng đầu sẽ thay đổi các dịch vụ của mình để đối phó.”
Theo Asian Shipper News