Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) đã ước tính xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 7,2 triệu tấn trong năm 2014, tăng khoảng 8% từ 6,7 triệu tấn năm 2013 do sản lượng cao hơn và nhu cầu xuất khẩu tăng từ các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Philippines được hỗ trợ bởi giá thấp. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,6 triệu tấn.
Tuy nhiên, trong tuần qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã hạ thấp mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2014 xuống còn 6,2 triệu tấn so với mục tiêu trước đó 6,5-7 triệu tấn do cạnh tranh khốc liệt từ Ấn Độ và Thái Lan. USDA ước tính Việt Nam xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm 2014.
Theo VFA, Việt Nam đã xuất khẩu 1,82 triệu tấn gạo trong thời gian từ tháng Giêng đến ngày 8/5/2014, giảm khoảng 35% từ 2,8 triệu tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013.
Tóm lại, FAO ước tính tổng sản lượng lúa của Việt Nam vào khoảng 44,2 triệu tấn (tương đương 27,6 triệu tấn gạo) vào năm 2014, cao hơn một chút so với 44 triệu tấn (tương đương 27,5 triệu tấn gạo) sản xuất trong năm 2013. Tuy nhiên, cơ quan của Liên Hợp Quốc dự báo sản lượng lúa của Việt Nam của vụ đông xuân lên tới 20,3 triệu tấn, tương đương sản lượng lúa năm ngoái, mặc dù một phần diện tích trồng lúa đã chuyển sang cây trồng khác, do sản lượng cao hơn, điều kiện thời tiết thuận lợi, và nguồn cung cấp nước đầy đủ.
Theo FAO, giá gạo trong nước tiếp tục giảm trong tháng Tư do nguồn cung của vụ chính đông xuân 2013-14 (tháng Giêng-tháng 7) thu hoạch và xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc ít hơn. Một triệu tấn của chương trình mua sắm chính phủ, bắt đầu vào giữa tháng Ba, đã hạn chế sụt giảm giá trong một chừng mực nào đó, nhưng nói chung là thấp.
VFA đã bày tỏ lo ngại về sự phụ thuộc xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, cả xuất khẩu chính thức và không chính thức. Các nguồn tin trong nước lưu ý rằng một số người mua Trung Quốc cũng đã không thanh toán tiền, rủi ro khác.
Theo Vinanet