Mặc dù ngọc trai Indonesia có tiềm năng kinh tế đáng kinh ngạc, và Indonesia là nhà sản xuất ngọc trai biển Nam lớn nhất thế giới (SSP) kể từ năm 2005, nhưng thực tế mặt hàng này không được phổ biến rộng rãi trong kinh doanh ngọc trai quốc tế.
Indonesia tuyên bố năng suất tăng 50% trong tổng sản lượng ngọc trai thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 29 triệu USD. Do đó, Chính phủ Indonesia có kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra. Tất cả các yếu tố Indonesia làm như: khu vực nuôi ngọc trai, nguồn nhân lực và tự nhiên, thiết bị hỗ trợ và công nghệ.
Sharif C. Sutardjo, Bộ trưởng Bộ nội vụ hàng hải và thủy sản cho biết, “Chính phủ hợp tác với những lĩnh vực tư nhân thực hiện một số sáng kiến nhằm thúc đẩy giá trị gia tăng công nghiệp hóa ngọc trai, một trong những khởi đầu là lễ hội ngọc trai Indonesia (IPF), sẽ được tổ chức vào ngày 27-29/8 tại Jakarta. Ngoài ra, để có kỹ năng xã hội về ngọc trai, chính phủ cũng đã công bố ngọc trai biển phía Nam Indonesia vào tháng 9, lần đầu tiên đăng ký ngọc trai biển phía nam.
Sharif cho biết thêm, “Về thương mại ngọc trai toàn cầu, Indonesia xếp vị trí thứ 9 hoặc chiếm 2,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngọc trai 4 tỉ USD. Các thị trường nhập khẩu ngọc trai bao gồm, Nhật Bản, Hồng Kông, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Thụy Điển, Ấn Độ, New Zealand, và Pháp”.
Giám đốc tiếp thị sản phẩm thủy sản và chế biến, ông Saut P. Hutagalung cho rằng, thị trường ngọc trai toàn cầu bị chi phối bởi 4 loại ngọc trai chủ yếu, ngọc trai biển phía nam, được sản xuất bởi Indonesia, Australia, Philippine, và Myanmar, ngọc trai nước ngọt, được sản xuất bởi Trung Quốc, ngọc trai Akoya được sản xuất bởi Nhật Bản và Trung Quốc, ngọc trai đen được sản xuất bởi Tahiti.
“Khi công nghệ và tài nguyên thiên nhiên gia tăng, Indonesia dẫn đầu ngành công nghiệp ngọc trai toàn cầu và là nhà sản xuất ngọc trai biển nam lớn nhất kể từ năm 2005”, Saut kết luận.
Theo Vinanet