Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Quốc hội tính cách giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc

6/2/2014 10:31:29 AM

Kịch bản ứng phó cho kinh tế trước tình hình căng thẳng biển Đông được nhiều vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp về tình hình kinh tế xã hội .

Là kỳ họp giữa năm, lại chỉ dành một ngày để thảo luận về kinh tế - xã hội, giữa bối cảnh trong nước và khu vực có nhiều biến động nên các giải pháp ứng phó với tình hình mới được các đại biểu Quốc hội đề cập sớm và khá thẳng thắn trong phiên họp sáng nay.

Gây được sự chú ý trong những phần phát biểu đầu tiên là Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam - Vũ Tiến Lộc. Nhận định Quốc hội họp trong bối cảnh đặc biệt khi TPP vào nước rút, hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU sắp đi đến hồi kết, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam, vị đại biểu tỉnh thái Bình cho rằng Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới về kinh tế, trong đó, mấu chốt là đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Đề xuất của ông Lộc bắt nguồn từ thực tế Việt Nam nhập nhiều nguồn nguyên nhiên liệu rẻ của Trung Quốc. Đơn cử, tỷ trọng nhập của nguồn phụ liệu dệt may, công trình thủy điện lên đến 50%. “Trung Quốc chỉ chiếm 10% thị trường xuất khẩu của ta nhưng lại là thị trường rau qủa lớn nhất của Việt Nam”, ông Lộc nói.

Theo vị đại biểu tỉnh Thái Bình, giá các mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc “rất rẻ mạt”, chỉ bằng một phần mười so với các nước phương Tây nhưng Việt Nam vẫn phải chấp nhận vì hàng rào thuế quan của nhiều nước như Âu Mỹ còn cao. Bởi vậy, nhiệm vụ cần làm là đa dạng hóa đầu ra cho các các nông sản VN tại các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…. “Đây là việc cần làm, là lối ra cho nền kinh tế để tránh tình trạng bỏ trứng vào một giỏ như hiện nay”, ông Lộc kiến nghị.

Trong bối cảnh căng thẳng biển Đông leo thang, Chủ tịch VCCI cho rằng, không nên quá lo ngại trước ảnh hưởng giao thương hai nước Việt Trung. Ông phân tích, Việt Nam nhập nhiều mặt hàng của Trung Quốc song bên cạnh đó, hoạt động giao thương của Việt Nam là nguồn thu chính của nhiều tỉnh nghèo của nước này. Đây là thị trường mà Trung Quốc không thể bỏ qua, thậm chí theo ông Lộc có thể là một lợi thế kinh tế khi ta ở gần nước lớn như Trung Quốc. "Việc duy trì quan hệ bình thường là cần thiết. Sẽ tiếp tục lên án để yêu cầu rút giàn khoan nhưng cần khẳng định mọi hoạt động bài xích, phá hoại giao thương giữa 2 bên là thất sách, ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế Việt Nam”, Đại biểu Lộc tái khẳng định.

Không riêng ông Vũ Tiến Lộc, hầu hết các đại biểu trình bày sáng 2/6 đều nhấn mạnh kinh tế Việt Nam phải bằng mọi cách chấm dứt sự phụ thuộc vào các nước lớn, trong đó cụ thể là Trung Quốc. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề xuất Chính phủ cần có biện pháp chủ động tìm kiếm các hình thức xuất nhập khẩu mới, đề phòng Trung Quốc gây sức ép về kinh tế, buộc chúng ta phải nhượng bộ.

Ngoài ra, Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cũng thẳng thắn cho rằng, việc hoạt động ngoại thương chủ yếu nhờ các doanh nghiệp FDI như hiện nay bộc lộ sự kém bền vững của thành tích xuất siêu. "Đây là thời điểm để tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt khi mối giao thương với Trung Quốc gặp khó, cần bộ ngành trợ giúp nông dân tìm kiếm thị trường thay thế, chú trọng đầu tư sản xuất hàng hóa, không để lệ thuộc quá mức vào nước láng giềng này", ông Đồng nói.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa thiên Huế) nhận định, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan làm tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam diễn biến khó lường. Trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông, ông Nghĩa cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ như hỗ trợ lãi suất để ngư dân đóng tàu vỏ sắt. Theo đó, chỉ khi giữ vững chắc biển đảo, lòng dân mới yên tâm. “Tại những vùng trọng điểm, lãi suất ưu đãi cho ngư dân nên về 0% thay vì 3% như hiện nay”, ông Nghĩa đề xuất.

Tại phiên thảo luận, hầu hết các vị đại biểu đều đồng tình với kết quả kinh tế xã hội năm 2013 và những tháng đầu năm 2014. Tình hình kinh tế xã hội đã khả quan hơn, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dần. Tuy nhiên, xu hướng ổn định kinh tế chưa ổn, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vay vốn. Do vậy, các đại biểu cho rằng Chính phủ cần tập trung ổn định và có chính sách quyết liệt hơn nữa trong việc điều hành kinh tế, xã hội. Đồng thời, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội cần có giải pháp ứng phó về kinh tế khi căng thẳng biển Đông tiếp tục leo thang.

Hài lòng với kết quả kinh tế xã hội đtạ được năm 2013 song đại biểu Vũ Viết Ngoạn (tỉnh Khánh Hòa) nhận định, hạn chế đang tồn tại trong nền kinh tế hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn, động lực tăng trưởng chủ yếu từ FDI và xuất khẩu. Trong bối cảnh biển Đông leo thang, theo ông Ngoạn, Việt Nam cần có giải pháp để tranh thủ sự ủng hộ đồng tình của thế giới. “Chính nghĩa sẽ không bao giờ đơn độc, Việt Nam đã và sẽ không bao giờ đơn độc”, ông Ngoạn khẳng định.

 

Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Giá gừng ở Hậu Giang tăng cao nhất từ trước đến nay (5/29/2014 9:22:10 AM)
Thêm 6.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động (5/28/2014 9:51:54 AM)
Săm lốp Việt: Lợi thế từ nguyên liệu (5/27/2014 9:35:10 AM)
Châu Âu có trại nuôi cá rô phi đầu tiên đạt chứng nhận BAP (5/27/2014 9:31:52 AM)
Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giảm mạnh (5/27/2014 8:48:01 AM)
Các hiệp định FTA tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa (5/23/2014 9:12:27 AM)
Các nhà kinh doanh thủy sản Trung Quốc gặp khó (5/22/2014 10:07:19 AM)
Indonesia là nhà sản xuất ngọc trai biển Nam lớn nhất thế giới (5/22/2014 10:06:33 AM)
Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Azerbaijan (5/21/2014 9:25:07 AM)
Sản lượng thủy sản tháng 4 đạt hơn 423.000 tấn (5/21/2014 9:23:31 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com