Dựa vào kết quả 6 tháng đầu năm, Bộ Công thương (MOIT) dự báo rằng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt 146 tỉ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, Thời báo kinh tế Việt Nam cho biết.
Theo tờ thời báo, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt 145,5 tỉ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ, bởi vậy, Việt Nam sẽ đạt thặng dư thương mại khoảng 500 triệu USD trong năm nay.
Thông kê từ MOIT cho thấy rằng, trong nửa đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 70,88 tỉ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt khoảng 44,7% kế hoạch năm.
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các sản phẩm chủ lực đều tăng, với 13 sản phẩm có kim ngạch đạt hơn 1 tỉ USD. Những sản phẩm này bao gồm điện thoại và các phụ kiện, dệt may, giày dép, máy tính, các sản phẩm điện tử và phụ kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, dầu thô, hải sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, phương tiện vận tải và phụ tùng, cà phê, gạo, túi xách, va li, mũ nón, ô dù, chất xơ và sợi.
“Những kết quả ấn tượng này phản ánh nỗ lực không ngừng của các bộ, ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn”, Phó Cục trưởng Cục ngoại thương Bộ Công thương, bà Phan Thị Diệu Hà đã trích dẫn, khi nói tại một cuộc họp mới đây được tổ chức bởi Bộ Công thương, để xem xét kết quả ngoại thương trong 6 tháng đầu năm 2014.
Đáng chú ý, với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 69,56 tỉ USD, Việt Nam đạt thặng dư thương mại 1,32 tỉ USD, tương đương 1,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2014. Đây là điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế nửa đầu năm 2014.
Tuy nhiên, điều này không phải dễ dàng để có thể đạt được những kết quả này, do nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh giữa các nước sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng trở nên khốc liệt. Xuất khẩu sản phẩm nông sản, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đối mặt với những khó khăn về giá cả và thị trường.
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đặt ra cho năm 2014, bà Hà cho biết rằng, MOIT đã ban hành một số hướng dẫn và đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và thủy sản.
Mới đây, MOIT và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã họp để thảo luận về các vẫn đề có liên quan đến thị trường giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Hai bộ cho rằng, đây là việc làm cần thiết để duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và chuỗi giá trị để tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao.
MOIT khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư trong việc cải tiến công nghệ để cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất, tăng tỉ lệ nội địa hóa và giảm thâm hụt thương mại.
Nguồn: Vinanet