Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam phát triển

8/7/2014 9:15:46 AM

Diễn biến một số thị trường chính

Hàn Quốc

Theo Hải quan Hàn Quốc, năm 2013, mực, bạch tuộc đứng thứ ba trong cơ cấu thủy sản NK của nước này (sau cá biển và tôm), trong đó, chiếm 85% là sản phẩm khô/muối/ngâm nước muối/hun khói (mã HS 030749). Cũng bắt đầu từ 2013, Hàn Quốc chuyển hướng sang một số nguồn cung giá tốt, chất lượng tốt như Thái Lan và Inđônêxia.

Năm 2013 và hai tháng đầu năm 2014, thị trường này tiếp tục tăng NK bạch tuộc, nhất là bạch tuộc thuộc mã HS 030759, tăng hơn 300% từ Mauritania, 104% từ Thái Lan, 15% từ Trung Quốc và khoảng 6% từ Việt Nam.

Tính đến hết tháng 2-2014, bạch tuộc mã HS 030759 chiếm từ 38-53% tổng giá trị NK nhuyễn thể mã HS 0307 của Hàn Quốc, với giá trị NK liên tục tăng, mạnh nhất là quý III, IV/2013 với mức tăng trung bình 11-40%.

Dự báo, trong năm 2014, nhu cầu NK bạch tuộc của Hàn Quốc có thể tăng từ 5-20% so với năm 2013.

NK mực, bạch tuộc (mã HS 0307) của Hàn Quốc năm 2013 (triệu USD)

 

Bạch tuộc HS 030759

55,522

50,361

54,211

76,130

396,318

Mực HS 030749

19,920

21,552

23,131

21,467

150,673

Bạch tuộc 030751

8,070

16,944

9,453

21,605

90,539

Nguồn: Hải Quan Hàn Quốc

Nhật Bản

Theo Hải Quan Nhật Bản, NK bạch tuộc các loại vào nước này trong năm 2013 đạt trên 58.414 tấn, trị giá 359,9 triệu USD, tăng 23% về khối lượng và giảm 2% về giá trị so với năm 2012.

NK bạch tuộc các loại trong tháng 2-2014 đạt trên 3.789 tấn, trị giá 26,7 triệu USD, giảm 1% về khối lượng nhưng tăng 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. NK trong hai tháng đầu năm 2014 đạt trên 6.236 tấn, trị giá 43,4 triệu USD, trong đó, Marốc, Môritani và Trung Quốc là ba thị trường chính, chiếm lần lượt 37,57%, 30,68% và 18,83% giá trị NK mặt hàng này vào Nhật Bản.

 

(Nguồn: Hải Quan Nhật Bản)

NK mực ống đông lạnh vào Nhật Bản trong năm 2013 đạt trên 31.606 tấn trị giá 212,7 triệu USD, với mức giá trung bình 6,73 USD/kg CIF Nhật Bản, giảm 1% về lượng nhưng tăng 7% về giá trị so với năm 2012.

Trong hai tháng đầu năm 2014, NK mực ống đông lạnh vào Nhật Bản đạt 3.406 tấn, trị giá 24,9 triệu USD, giá trung bình 7,3 USD/kg CIF Nhật Bản, giảm 15% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Các thị trường chính cung cấp sản phẩm này cho Nhật Bản là Thái Lan (chiếm 33,05%), Trung Quốc (19,5%) và Việt Nam (19,5%)

NK mực nang đông lạnh của nước này trong tháng 3-2014 đạt gần 383 tấn, trị giá 123 triệu USD, với giá trung bình 5,12 USD/kg CIF Nhật Bản, tăng gấp 7 lần về khối lượng và 3 lần về giá trị so với tháng trước, tuy nhiên, so với cùng kỳ 2013, NK vẫn giảm lần lượt 33% và 62%.

NK mực nang đông lạnh vào Nhật trong quý I/2014 đạt 506 tấn, trị giá 3,1 triệu USD, giảm 49% về khối lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Thái Lan

Mặc dù Thái Lan là nhà sản xuất mực, nước này vẫn NK mực, bạch tuộc để chế biến và tái XK.

Năm 2013, Thái Lan NK trên 118.500 tấn mực ống các loại với tổng giá trị trên 246,9 triệu USD, trong đó, mực ống ướp lạnh chủ yếu từ Myanma, còn mực ống đông lạnh Pêru cung cấp đến 32,2%; Việt Nam cung cấp trên 92% mực ống khô/muối, với trên 39 triệu USD.  

Riêng trong tháng 1-2014, Việt Nam XK gần 4,2 triệu USD mực nang khô/muối/ngâm nước muối trong tổng 5,2 NK mực nang của Thái Lan.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam

XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong cả năm 2013 chỉ đạt gần 448 triệu USD, giảm 10,8% so với năm 2012, trong đó chứng kiến sự sụt giảm trên nhiều thị trường NK chính như Hàn Quốc (-6,7%), Nhật Bản (-15,1%), EU (-25,6%). Tuy nhiên, sang đến quý I/2014, tình hình đã khả quan hơn khi XK ba tháng đầu năm đạt gần 91,8 triệu USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Sản phẩm mực, bạch tuộc XK 3 tháng đầu năm 2014

 
Sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)
Mực (1), Trong đó: 
56.871.144
62,0
- Mực chế biến khác (thuộc mã HS16)
4.541.637
 
- Mực khô, nướng, (thuộc mã HS03)
21.748.003
 
- Mực sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)
30.581.505
 
Bạch tuộc (2), Trong đó:
34.903.125
38,0
- Bạch tuộc chế biến (thuộc mã HS16)
7.018.270
 
- Bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh (mã HS03)   
27.884.855
 
Tổng XK mực, bạch tuộc (1 + 2)
91.774.269
100,0

Xuất khẩu sang Hàn Quốc dần phục hồi

Hàn Quốc hiện vẫn là thị trường NK lớn nhất của mực, bạch tuộc Việt Nam, chiếm gần 31% tổng giá trị XK sản phẩm này của Việt Nam trong năm 2013, và tăng lên gần 35% trong ba tháng đầu năm 2014.

Mực khô/muối/ngâm nước muối/hun khói (mã HS 030749) và bạch tuộc khô/muối/ngâm nước muối/hun khói (mã HS 030759) là những sản phẩm XK chính của Việt Nam sang thị trường này, chiếm đến 92% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc.

Năm 2013, XK mực, bạch tuộc Việt Nam vấp phải cạnh tranh gay gắt từ các nước khác như Trung Quốc, Môritani, Marôc, Inđônêxia, nên giá trị XK giảm 6,7% so với năm 2012, chỉ đạt trên 138 triệu USD.

Mặc dù trong tháng 1-2014, NK mực, bạch tuộc Việt Nam vào Hàn Quốc giảm nhẹ so với cùng kỳ 2013, sang đến tháng 2 và tháng 3, XK đã phục hồi trở lại do vậy tổng giá trị XK ba tháng đầu năm 2014 đạt gần 32,1 triệu USD, tăng 14,4%.

Việt Nam hiện đang là nguồn cung bạch tuộc lớn thứ hai (mã HS 030759) của Hàn Quốc, sau Trung Quốc, tuy nhiên, thị phần chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc. Theo dự báo, nhu cầu NK bạch tuộc của Hàn Quốc trong năm 2014 có thể tăng từ 5-20% so với năm 2013. Điều này đem lại nhiều hy vọng cho XK mực, bạch tuộc của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thiếu nguyên liệu và lộ trình tăng thuế NK 1-2% so với năm trước sẽ là những rào cản chính của Việt Nam trên thị trường này.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU sẽ khả quan hơn

EU là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam. Trong năm 2013, XK của Việt Nam sang thị trường này giảm tới 25,6%. Tuy nhiên, sang quý I/2014, XK sang EU có dấu hiệu phục hồi khi chỉ còn giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2013, đạt gần 14 triệu USD. XK của Việt Nam sang Italy trong quý I/2014 không còn giảm mạnh như trong cả năm 2013, đạt trên 9 triệu USD, giảm 8,4%, XK sang Đức và Hà Lan tăng lần lượt 4,5% và 23%, trong đó, Hà Lan đã vượt qua Bỉ trở thành nước NK mực, bạch tuộc Việt Nam lớn thứ ba tại EU.

Theo dự báo, hiện nay kinh tế châu Âu đã phục hồi dần, sức mua có khả năng tăng lên. Do đó, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tại thị trường này trong thời gian tới.

Điểm sáng ASEAN: Thái Lan là động lực tăng trưởng chính
Việt Nam hiện đang mở rộng thị trường cho các sản phẩm mực, bạch tuộc tại các nước Đông Nam Á. ASEAN là thị trường lớn thứ tư NK mực, bạch tuộc của Việt Nam.

Trong khi XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang ba thị trường lớn nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản và EU đều giảm trong năm 2013, NK vào ASEAN vẫn tăng trưởng khả quan ở mức 8,8% so với năm 2012, đạt trên 53,3 triệu USD, trong đó, Thái Lan đạt gần 42 triệu USD, tăng 11,8% và chiếm gần 80%.

Trong ba tháng đầu năm 2014, XK nhóm mặt hàng này sang Thái Lan tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, đạt 11,3 triệu USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2013 đưa tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang ASEAN tăng 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 13,2 triệu USD, chiếm 14,4% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường thế giới.

XK mặt hàng này sang Thái Lan tăng mạnh trong tháng 2 và tháng 3-2014 cho thấy Thái Lan đang là thị trường rất tiềm năng cho sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam,

Philippin tuy chỉ là một thị trường NK nhỏ, song cũng là một điểm mới với mức tăng trưởng đột biến 5.024% so với cùng kỳ năm 2013, trong quý I.

Có thể nói, XK mực, bạch tuộc Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, vấn đề thiếu nguyên liệu do nguồn lợi cạn kiệt, chất lượng giảm và không đủ kích cỡ để XK hiện vẫn là rào cản lớn nhất đối với các DN XK của Việt Nam.

Theo Vietfish

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Dệt may chiếm 24% tổng trị giá xuất sang Canađa (8/6/2014 10:23:01 AM)
Xuất khẩu nông sản sang Ả-rập Xê-út tăng khá (8/6/2014 10:21:48 AM)
Xuất khẩu sắn sang hầu hết các thị trường sụt giảm (8/6/2014 10:20:26 AM)
Xuất khẩu sang Đan Mạch tăng trưởng (8/6/2014 9:20:20 AM)
Xuất khẩu chuyến cá ngừ đầu tiên sang Nhật Bản (8/6/2014 9:17:47 AM)
Việt Nam xuất khẩu hơn 3,6 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm (8/6/2014 9:15:49 AM)
Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu 6 tháng đầu năm đạt trên 788 triệu USD (8/6/2014 9:13:41 AM)
An toàn và chất lượng: Điều kiện để hàng Việt xuất khẩu vào Hàn Quốc (8/5/2014 9:59:26 AM)
Triển vọng mở rộng thị trường xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam (8/5/2014 9:56:38 AM)
Xuất khẩu giày dép tỉnh Đồng Nai 7 tháng đầu năm 2014 đạt hơn 1,1 tỉ USD (8/5/2014 9:53:08 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com