Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Vận tải biển Việt Nam: Không coi trọng container?

9/19/2014 10:51:25 AM

Vận tải biển thế giới đã chọn dịch vụ container là mục tiêu chính, tuy nhiên, trong quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam mới được phê duyệt, phân khúc vận tải container, hàng lỏng tiếp tục là hướng phát triển phụ.

Mâu thuẫn và thất vọng

Theo quy hoạch mới được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, tổng khối lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam đạt khoảng 140- 152 triệu tấn; tổng trọng tải đội tàu khoảng 6,84- 7,52 triệu tấn, trong đó, đội tàu hàng bách hóa, tổng hợp chiếm từ 2,51- 2,68 triệu tấn, tàu hàng rời từ 2,21- 2,54 triệu tấn, đội tàu container quốc gia từ 0,68- 0,72 triệu tấn, tàu hàng lỏng từ 1,44- 1,58 triệu tấn...

So sánh những con số trên, có thể thấy, trong 5- 15 năm tới, vận tải biển Việt Nam sẽ phát triển theo hướng hàng rời là chính, còn vận tải container, hàng lỏng tiếp tục là hướng phát triển phụ. Lựa chọn này đã gây thất vọng lớn cho rất nhiều doanh nghiệp vận tải biển.

Tiến sĩ Phạm Văn Hữu- nguyên Trưởng khoa kinh tế Đại học Hải Phòng- khẳng định, định hướng đó cũng mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể kinh tế biển, cảng biển, logistics... để phục vụ tàu và hàng hóa container. Giao thông đường bộ cũng chú trọng đến vận tải container; thiết kế, thi công cơ sở hạ tầng từ chiều cao cầu, nền cốt xa lộ đều nhằm đáp ứng xe siêu trường, siêu trọng chuyên chở container...

Đang cựa mình bắt đầu với nguồn năng lượng mới, nhưng dựa trên nền tảng cũ của Vinalines, SBIC, liệu vận tải biển quốc gia sẽ hoạt động hiệu quả đến đâu khi gần như đi ngược lại xu thế chung của vận tải biển thế giới?

Quy hoạch đặt trên nền cũ Vinalines?

Nhắc đến doanh nghiệp vận tải biển thuộc đẳng cấp quốc gia, nhiều người lập tức nghĩ ngay đến Vinalines, Vinashin (nay là SBIC). Theo ông nguyễn Hữu Minh- Giám đốc Công ty Thiết bị hàng hải Phú Minh- nhìn theo lịch sử phát triển của hai công ty này, có thể thấy rằng, ngoài tác động của khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng quản lý, còn một nguyên nhân lớn dẫn đến sự bê bết của Vinalines, SBIC suốt thời gian qua là thiếu định hướng thực tế.

Trước suy thoái kinh tế, trong khi các hãng tàu trong và ngoài nước chuyển hướng đầu tư vào cảng container, tàu container... thì Vinalines tập trung chủ yếu vào đầu tư tàu bách hóa, tàu hàng rời và thực tế là đã thất thu vì thiếu hàng, bởi chính hàng hóa, gồm cả hàng rời, hàng bách hóa... cũng luân chuyển theo phương thức chủ yếu là đóng vào container và sử dụng tàu container để vận chuyển.

Trong bản quy hoạch lần này, Chính phủ tiếp tục xác định Vinalines sẽ là nòng cốt của đội tàu biển quốc gia, SBIC tiếp tục là nòng cốt của ngành đóng tàu quốc gia. Điều đó không sai, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế biển và cả những người đang trực tiếp sống bằng vận tải biển (lãnh đạo, công nhân, nhân viên logistics, chủ xe vận tải...), tất cả đều thừa nhận rằng, thiếu sót lớn nhất của bản quy hoạch là không tận dụng tối đa các nguồn vốn để Vinalines trở thành hãng tàu container tên tuổi của Việt Nam và khu vực.

Trên thực tế, các hãng tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam cũng luôn tranh thủ cơ hội thiếu hụt tàu chuyên dụng container, và sử dụng điều đó như một lợi thế độc quyền ép giá, đề ra rất nhiều loại phí phát sinh ngay tại cảng Việt Nam.

Theo Công Thương.

TIN LIÊN QUAN
Vận tải biển Việt Nam: vì đâu nên nỗi? (11/3/2014 10:19:45 AM)
Kinh doanh vận tải biển, cảng biển: Dập dềnh theo... cơ chế (10/17/2014 11:35:07 AM)
Thái Bình: Tháo gỡ khó khăn trong phát triển vận tải biển (10/10/2014 9:34:48 AM)
Sẽ tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp vận tải biển (10/9/2014 11:00:09 AM)
Việt Nam-Sudan ký Hiệp định Vận tải biển (9/18/2014 10:10:21 AM)
Tái cơ cấu ngành vận tải biển: Không thể chậm trễ hơn (9/15/2014 9:44:06 AM)
Dịch vụ Logistics có được coi là kinh doanh vận tải biển? (9/13/2014 9:59:03 AM)
Tìm giải pháp nâng cao thị phần vận tải biển cho Vinalines (9/4/2014 10:30:19 AM)
Vinashin, Vinalines sẽ làm nòng cốt trong quy hoạch vận tải biển (8/30/2014 9:54:35 AM)
Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn biển ASEAN (8/22/2014 9:05:18 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Việt Nam-Sudan ký Hiệp định Vận tải biển (9/18/2014 10:10:21 AM)
Trung Quốc thúc đẩy “Con đường tơ lụa hàng hải” (9/18/2014 10:02:42 AM)
Ai Cập huy động 8,5 tỷ USD xây kênh đào Suez thứ 2 (9/17/2014 9:42:53 AM)
Nâng cao năng lực, thị phần vận tải biển (9/17/2014 9:41:10 AM)
Tiếp tục điều tra việc mua bán 73 con tàu tại Vinalines (9/17/2014 9:33:26 AM)
Giảm thủ tục cho tàu chở hàng tại đồng bằng sông Cửu Long (9/17/2014 9:31:18 AM)
Tái cơ cấu ngành vận tải biển: Không thể chậm trễ hơn (9/15/2014 9:44:06 AM)
Chu du khắp đại dương bằng... tàu thủy tự hành (9/15/2014 9:34:47 AM)
Ủy quyền nước ngoài đánh giá MLC tàu biển VN (9/15/2014 9:32:54 AM)
Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức Tọa đàm lần 2 về Đề án xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa (9/13/2014 10:00:53 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com