Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Phát triển xuất khẩu theo vùng đối mặt nhiều thách thức

10/1/2014 10:29:15 AM

Việt Nam sẽ được chia thành 3 vùng xuất khẩu Bắc – Trung – Nam để hỗ trợ phát triển hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu tại các vùng phát triển có hiệu quả thì vẫn còn rất nhiều thách thức.

Nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển xuất khẩu tại 3 vùng Bắc – Trung – Nam, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương vừa tổ chức một cuộc hội thảo ở quy mô quốc gia để lấy ý kiến từ các địa phương và doanh nghiệp nhằm xây dựng hoàn thiện Kế hoạch phát triển xuất khẩu theo vùng.

Theo kế hoạch phát triển xuất khẩu vùng, tại 3 khu vực Bắc – Trung – Nam các chuyên gia sẽ chọn ra một số địa phương có ngành hàng xuất khẩu nổi bật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm gia tăng hiệu quả xuất khẩu.

Các nhóm hàng ưu tiên để phát triển xuất khẩu ở 3 miền bao gồm: miền Bắc (Quả vải, chè, dệt may, giày dép, logistic, dịch vụ); miền Trung (Cà phê, hồ tiêu, hạt điều, mật ong, cá ngừ, thủ công mỹ nghệ - xuất khẩu tại chỗ, thủ công mỹ nghệ mây tre lá, logistic, du lịch); miền Nam (Gạo thơm, trái cây tươi, cá tra, may mặc, thủ công mỹ nghệ, logistic, du lịch).

Với mỗi nhóm hàng xuất khẩu trên, các chuyên gia đã xây dựng các chương trình hành động ưu tiên nhằm phát triển công tác xuất khẩu trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chương trình hành động ưu tiên này được một số địa phương đánh giá là còn chưa cụ thể và cần phải bổ sung. Hiện hoạt động xuất khẩu của các vùng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Là địa phương thuộc vùng xuất khẩu khu vực phía Bắc, tỉnh Bắc Giang được chọn để thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu quả vải. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Khanh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Bắc Giang đánh giá: các hành động ưu tiên hỗ trợ phát triển xuất khẩu còn quá chung chung.

Cụ thể, chương trình hỗ trợ xuất khẩu đề ra yêu cầu doanh nghiệp phải sản xuất quả vải bền vững theo các tiêu chuẩn. Nhưng cụ thể là những tiêu chuẩn gì thì ban xây dựng kế hoạch hỗ trợ lại chưa cung cấp cho các địa phương và doanh nghiệp được biết.

Ông Khanh đưa ra dẫn chứng, Bắc Giang có 38 nghìn ha trồng vải, trong đó có 8 nghìn ha xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGap. Nhưng sản xuất theo tiêu chuẩn này mới chỉ giúp địa phương xuất khẩu  được sang Trung Quốc.

Trong khi đó, địa phương này đang có dự kiến sẽ sản xuất 500 -800 tấn vải theo tiêu chuẩn Global Gap để xuất khẩu sang Nhật và Mỹ. Nhưng tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ phải triển khai như thế nào, địa phương và doanh nghiệp chưa được biết.

Theo vị giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Bắc Giang, nhà nước cần phải tiến hành bảo vệ và xây dựng thương hiệu quốc gia cho quả vải, vì mặt hàng này mới xây dựng được thương hiệu địa phương và cần được bảo hộ thương hiệu này ở các nước khác.

“Năm 2015, Úc sẽ cho phép vải Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường này. Bắc Giang mong muốn được bảo vệ để không bị mất thương hiệu ở một số nước như các mặt hàng khác”, ông Khanh nói.

Ngoài ra, theo ông Khanh, vấn đề tiếp cận công nghệ bảo quản là mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp ở Bắc Giang. Nhưng lựa chọn công nghệ nào để phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu sử dụng công nghệ của Nhật có thể bảo quản quả vải đến10 năm  nhưng công nghệ hiện đại thì giá thành lại quá cao.

Ông Khanh cho rằng, mặc dù chương trình hỗ trợ xuất khẩu vùng có lựa chọn doanh nghiệp có năng lực, có điều kiện về vốn, nhưng nếu không có sự hỗ trợ từ phía nhà nước thì doanh nghiệp vẫn không thể đầu tư được công nghệ bảo quản.

“Với các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, cần tập trung vào vấn đề cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Tại các thị trường mới và khó tính thì phải cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về thị trường, giá cả, rào cản kỹ thuật, đối tác khách hàng, văn hóa kinh doanh… để doanh nghiệp có chiến lược phát triển phù hợp”, ông Khanh nhấn mạnh.

Đại diện cho vùng xuất khẩu phía Nam, ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, Đầu tư và du lịch Cần Thơ cho biết: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là khu vực Đồng bằng song Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển xuất khẩu.

Những hạn chế có thể kể ra đầu tiên là các doanh nghiệp chưa chú trọng nhiều vào việc xây dựng thiết kế sản phẩm; tiếp đến là vấn đề vốn sản xuất kinh doanh còn khó khăn, trình độ quản lý chưa cao và doanh nghiệp chưa có điều kiện trang bị các kiến thức về xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu ở khu vực Đồng bằng song Cửu Long chủ yếu là xuất khẩu thô, ví dụ mặt hàng cá tra mới chỉ phi lê rồi xuất khẩu mà chưa có hoạt động chế biến sâu.

Do đó, theo ông Tùng, để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều vào khâu chế biến, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao trình độ quản lý.

“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chuyên nghiệp hóa khâu tìm kiếm khách hàng, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại. Xúc tiến thương mại chính là cánh tay nối dài để doanh nghiệp tăng cường phát triển xuất khẩu”, ông Tùng nhấn mạnh.

Đánh giá chung về kế hoạch hỗ trợ phát triển xuất khẩu vùng phía Nam, ông Tùng cho rằng, mặc dù dự thảo đã đưa ra được các ngành hàng ưu tiên dựa trên ưu thế của địa phương. Tuy nhiên, trong từng ngành hàng cụ thể  còn rất nhiều hạn chế để phát triển xuất khẩu vùng.

Ví dụ như đối với ngành hàng gạo thơm, theo ông Tùng vẫn còn 3 điểm yếu. Đó là chưa có hoạt động truyền thông tốt từ khâu giống, chế biến, xuất khẩu; Chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế; Kênh phân phối vào siêu thị còn khó khăn.

Ông Tùng đưa ra đề xuất, nhà nước cần phải hỗ trợ chuỗi cung ứng xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; phải có hệ thống marketing phù hợp, có hệ thống xúc tiến thương mại ở các tỉnh.

Ngoài ra, cần hỗ trợ thành lập các hợp tác xã theo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, chọn thị trường cho từng loại sản phẩm; Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, nâng cao năng lực quản lý, tay nghề cho người lao động.

Đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ, nhà nước cũng cần hỗ trợ các mô hình liên kết sản xuất, lập trung tâm phát triển quốc gia, nâng cao năng lực thiết kế, tập trung vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mây tre lá

“Với ngành logistic là một ngành đòi hỏi yêu cầu xây dựng đặc thù; cần nâng cao nhận thức về chuỗi cung ứng cho các TTXTTM địa phương. Riêng ngành du lịch cần xây dựng qua các khóa đào tạo ngắn hạn, hỗ trợ việc xúc tiến thương mại giữa kết hợp du lịch giữa các vùng và địa phương”, ông Tùng nhấn mạnh.

Theo bizlive

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Xăng âm thầm giảm 150 đồng/lít từ 15 giờ (10/1/2014 10:02:41 AM)
Phí vận tải cao, doanh nghiệp vật liệu xây dựng khó khăn (9/30/2014 10:37:02 AM)
Tháng 9 nhập siêu 600 triệu USD, thặng dư thương mại 9 tháng đạt 2,5 tỷ USD (9/29/2014 10:26:49 AM)
Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may (9/29/2014 10:13:46 AM)
Tập đoàn Toshiba đầu tư thêm 1 tỷ USD vào khu vực Đông Nam Á (9/27/2014 9:42:48 AM)
Đà Nẵng nên tập trung vào du lịch, ngân hàng, logistics (9/27/2014 9:39:00 AM)
ASEAN +3 tăng cường hợp tác nông nghiệp giai đoạn 2015-2019 (9/26/2014 9:19:11 AM)
Phiên 24/9: Khoáng sản và vận tải biển tạo sóng (9/25/2014 11:56:38 AM)
Đầu tư vào ngành cảng–hàng không: Chọn mặt gửi vàng! (9/25/2014 11:34:53 AM)
Tiêu thụ xi măng nội địa đạt 4,08 triệu tấn trong tháng 9 (9/25/2014 11:32:22 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com