|
Nhóm hàng túi xách, va li, ô dù của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài tháng 10/2014 tiếp tục đạt được mức tăng trưởng dương so với tháng trước đó, với mức tăng nhẹ trên 1%, đạt 210,91 triệu USD; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả 10 tháng lên trên 2,1 tỷ USD, tăng 35,48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ - thị trường lớn nhất tiêu thụ túi xách, va li của Việt Nam lại liên tục sụt giảm kim ngạch trong 2 tháng gần đây, tháng 9 giảm 13,66%, tháng 10 giảm tiếp 16,1%, chỉ đạt 71,72 triệu USD; các thị trường khác đa số đều tăng kim ngạch trong tháng 10 như: xuất sang Nhật Bản tăng 19,26%, Hà Lan tăng 7,47%, Đức tăng 0,34%, Trung Quốc tăng 26,39%. Đáng chú ý, xuất khẩu tháng 10 tăng mạnh ở các thị trường Mexico, Australia và U.A.E với mức tăng tương ứng 221,13%, 109,56% và 93,25%.
Trong 10 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu túi xách, va li của Việt Nam, với 876,14 triệu USD, chiếm 41,71% trong tổng kim ngạch, tăng 28,93% so cùng kỳ; tiếp đến Nhật Bản 231,53 triệu USD, chiếm 11,02%, tăng 24,06%; Hà Lan 137,91 triệu USD, chiếm 6,57%, tăng 171,06%; Đức 113,1 triệu USD, chiếm 5,38%, tăng 4,1%.
Xét về mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng túi xách, va li, ô dù trong cả 10 tháng đầu năm nay, thì thấy hầu hết xuất sang các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở một số thị trường như: Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng 225%, đạt 25,38 triệu USD; Hà Lan tăng 171,06%, đạt 137,91 triệu USD; Trung Quốc tăng 105,33%, đạt 87,44 triệu USD; Hồng Kông tăng 108%, đạt 44,76 triệu USD.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh, song các doanh nghiệp giày dép, túi xách nội địa tương đối yếu thế, trong khi các doanh nghiệp FDI chiếm tới 77% tỷ trọng xuất khẩu. Khối doanh nghiệp trong nước chủ yếu là gia công. Thực tế này cũng do nguyên nhân xuất phát điểm của ngành da giầy Việt Nam là gia công xuất khẩu. Không thể phủ nhận những đóng góp của khối doanh nghiệp FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giầy, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự áp đảo của các doanh nghiệp FDI trong xuất khẩu cho thấy khả năng cạnh tranh của khối doanh nghiệp trong nước rất thấp. Nếu không có giải pháp hiệu quả, ngành da giầy Việt Nam rất khó tránh khỏi tình trạng “công xưởng gia công”. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại, khi các hiệp định này được ký kết sẽ đem lại những lợi ích rất lớn cho ngành, đồng thời tạo sự hấp dẫn với các doanh nghiệp FDI.
Tổng Thư ký LEFASO cho rằng, việc cân bằng tỷ trọng xuất khẩu giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội cần chiến lược lâu dài. Các doanh nghiệp FDI là những tập đoàn lớn, có lợi thế lớn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ, có thị trường đầu ra trên toàn thế giới. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp nội chưa đủ lực, khó có thể cạnh tranh mà chỉ có thể cùng nhau phát triển.
LEFASO khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia sản xuất, đa dạng nguồn cung nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại, đồng thời cần có chiến lược nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để cung cấp các sản phẩm mà thị trường cần, nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Các chuyên gia dự đoán, ngành da giầy nội địa sẽ càng khó khăn hơn khi Việt Nam ký kết các hiệp định tự do mở cửa thị trường. Theo các thông tin mới nhất, để đón đầu cơ hội mở cửa của thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Thái Lan đã có kế hoạch mở rộng thị trường Việt Nam để tận dụng các ưu đãi thuế quan trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN. Phía đối tác Đài Loan cũng tích cực chuẩn bị để gia tăng lượng hàng vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Theo nhận định của các chuyên gia, cùng với các cơ hội về xuất khẩu, việc mở cửa thị trường theo các cam kết của các hiệp định thương mại tự do với mức thuế nhập khẩu về 0% cũng sẽ là một thách thức lớn của ngành da giầy nội địa. Cùng với sự tham gia ồ ạt của doanh nghiệp các nước nằm trong khối TPP và EU, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giầy dép nội địa sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn do thiếu vốn đầu tư, thiếu mặt bằng sản xuất và công nghệ lạc hậu.
Để có thể đứng vững trong nước và duy trì được lợi thế xuất khẩu, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải đầu tư về công nghệ để có thể sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt là phải xây dựng được thương hiệu riêng cho mình mới có thể gia tăng được thị phần nội địa và phát triển bền vững.
Kim ngạch xuất khẩu túi xách, va li 10 tháng năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường |
T10/2014 |
10T/2014 |
T10/2014 so với T9/2014(%) |
10T/2014 so cùng kỳ
(%) |
Tổng kim ngạch |
210.910.644 |
2.100.591.969 |
+1,02 |
+35,48 |
Hoa Kỳ |
71.723.982 |
876.143.431 |
-16,10 |
+28,93 |
Nhật Bản |
23.380.301 |
231.529.457 |
+19,26 |
+24,06 |
Hà Lan |
16.024.196 |
137.909.751 |
+7,47 |
+171,06 |
Đức |
11.108.703 |
113.104.602 |
+0,34 |
+4,10 |
Trung Quốc |
11.885.198 |
87.439.215 |
+26,39 |
+105,33 |
Bỉ |
8.185.487 |
81.812.206 |
+27,64 |
+1,79 |
Hàn Quốc |
6.845.809 |
74.856.901 |
+9,61 |
+46,68 |
Pháp |
6.019.369 |
53.732.592 |
+30,78 |
+10,47 |
Hồng Kông |
5.060.000 |
44.763.751 |
-32,89 |
+108,02 |
Anh |
5.249.071 |
43.170.867 |
+17,78 |
+21,24 |
Canada |
4.247.227 |
41.512.367 |
-10,48 |
+45,02 |
Italia |
6.152.520 |
34.643.205 |
+50,49 |
+42,51 |
Tây Ban Nha |
3.360.428 |
31.468.185 |
+6,30 |
+28,00 |
Tiểu vương quốc Ả Rập TN |
4.424.363 |
25.377.232 |
+93,25 |
+225,10 |
Australia |
4.083.170 |
24.095.221 |
+109,56 |
+40,95 |
Nga |
2.452.749 |
18.457.993 |
+7,25 |
+46,52 |
Thụy Điển |
1.121.310 |
13.917.600 |
+9,64 |
+13,45 |
Braxin |
1.344.654 |
13.612.725 |
-37,00 |
+27,94 |
Đài Loan |
1.016.539 |
9.665.004 |
+30,22 |
+32,42 |
Singapore |
739.136 |
8.820.968 |
-55,13 |
+51,27 |
Mexico |
1.260.563 |
8.705.979 |
+221,13 |
+14,22 |
Thái Lan |
1.070.397 |
8.533.221 |
+74,51 |
+65,09 |
Na Uy |
507.492 |
7.510.854 |
-33,07 |
-14,59 |
Malaysia |
858.092 |
6.157.267 |
+41,72 |
+28,88 |
Thụy Sĩ |
451.851 |
5.834.130 |
-32,91 |
-11,95 |
Ba Lan |
706.373 |
5.525.106 |
+4,45 |
+79,85 |
Đan Mạch |
175.188 |
3.498.749 |
+2,47 |
+42,28 |
Theo vinanet/ Lefaso
|