Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhập siêu với Trung Quốc: Có đáng lo ngại?

1/13/2015 10:27:07 AM

Nhiều chuyên gia cho rằng nhập siêu với Trung Quốc không phải là điều quá lo lắng. Điều cần chú ý là phải kiểm soát được buôn lậu đồng thời đa dạng hóa thị trường XNK.

“Không sợ nhập siêu với Trung Quốc”

Gần 15 năm nay, nhập siêu với Trung Quốc là vấn đề nhức nhối của kinh tế Việt Nam. Năm 2014, theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch NK từ Trung Quốc ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013. Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, điện thoại các loại và linh kiện… tiếp tục giữ tỷ trọng lớn trong số các mặt hàng NK từ thị trường này. Năm 2014 nhập siêu từ thị trường này là 28,9 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước, “cố thủ” ở vị trí đầu bảng trong số các thị trường NK của Việt Nam.

TS Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế cho rằng: Việt Nam ở cạnh Trung Quốc nên việc nhập siêu với thị trường này cũng là điều bình thường. Nếu việc NK diễn ra đúng quy trình, được kiểm soát tốt thì không có gì lo ngại bởi hàng hóa Trung Quốc rẻ và chất lượng chấp nhận được. Ngoài ra, việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước sẽ giúp cân bằng lại các mối quan hệ thương mại. Có thể chúng ta sẽ NK được công nghệ tốt hơn từ các nước tiên tiến sau khi công nghệ máy móc của Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong một thời điểm nhất định. Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường chống hàng nhập lậu, hạn chế các sản phẩm bẩn, công nghệ bẩn vào Việt Nam vì đây chính là nguy cơ khiến méo mó thị trường trong nước. Đồng thời tìm cách tăng cường XK vào Trung Quốc bởi đó là thị trường rất lớn. Song đây là điều không phải dễ vì cơ cấu sản phẩm của hai nước có phần na ná nhau.

Cùng chung quan điểm, TS Đào Ngọc Tiến, Đại học Ngoại thương phân tích: Trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, không phải Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc mà hai bên phụ thuộc vào nhau. Đừng đặt vấn đề tránh phụ thuộc vào Trung Quốc vì ở mức độ nào đó chúng ta không tránh được. Cơ cấu kinh tế của hai nước cũng không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Trong bối cảnh các rào cản thương mại bị loại bỏ, việc giao lưu, trao đổi hàng hóa là bình thường. Việt Nam sản xuất các sản phẩm XK vào Trung Quốc và Trung Quốc cũng cần các mặt hàng của Việt Nam. Vấn đề là chúng ta không kiểm soát được hàng NK của Trung Quốc vào Việt Nam bởi vì nhập lậu đang diễn ra. Chúng ta cần biết những mặt hàng nào của Trung Quốc vào Việt Nam, hướng các mặt hàng đó vào con đường chính ngạch. Điều này không dễ.

    Trung Quốc là thị trường rất lớn, tốc độ tăng trưởng cao, cho nên chúng ta cần tìm cách tận dụng cơ hội của thị trường này, đảm bảo quan hệ thương mại lành mạnh, chống hiện tượng hàng giả, hàng lậu. Đó là ưu tiên quan trọng nhất.

Ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương)

Bình luận với tư cách cá nhân, ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Nhiều nước trong khu vực, kể cả Nhật và Mỹ đều nhập siêu với Trung Quốc. Phần lớn các nước gặp phải vấn đề này. Trung Quốc là thị trường rất lớn, tốc độ tăng trưởng cao, cho nên chúng ta cần tìm cách tận dụng cơ hội của thị trường này, đảm bảo quan hệ thương mại lành mạnh, chống hiện tượng hàng giả, hàng lậu. Đó là ưu tiên quan trọng nhất. 

Chú ý đa dạng thị trường

Một chuyên gia của Viện  Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Trong cơ cấu thương mại song phương hiện nay, Việt Nam cần và phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc cần đến Việt Nam. Nói cách khác nếu Trung Quốc ngừng XK sang Việt Nam thì khối lượng đó chỉ bằng 1% tổng XK của Trung Quốc nhưng lại tương đương với 28% tổng NK của Việt Nam. Nếu không đa dạng hóa cả thị trường XK lẫn NK, chúng ta sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại.

Thực tế điều chỉnh cơ cấu XNK, giảm nhập siêu với Trung Quốc là bài toán đã được đặt ra lâu nay, với không ít chính sách đã được triển khai. Tuy nhiên hiệu quả của các hoạt động này chưa được như mong muốn. Theo bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê) trong những năm tiếp theo, NK hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là đối với ngành gia công, lắp ráp, điện tử, dệt may, giày dép từ Trung Quốc sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây thực sự là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bởi trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có định hướng giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, để có được nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất các mặt hàng XK trong nước thì đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nên cần có lộ trình.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhập siêu với Trung Quốc chưa giảm một phần là do những nguyên nhân cốt lõi chưa được xử lý rốt ráo, một phần khác do các nỗ lực triển khai chưa thực sự quyết liệt, triệt để. Vì thế, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa phương hóa thương mại trong việc giảm nhập siêu từ Trung Quốc, VCCI cho rằng: Thông qua chiến lược đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các đối tác thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới, Chính phủ đã và đang thực hiện công việc “mở đường”, tạo điều kiện đa dạng hóa đa phương hóa các đối tác thương mại. Tuy nhiên, dường như những nỗ lực này chưa mang lại hiệu quả thực tế như mong muốn, DN chưa tận dụng được các lợi ích từ các FTA đã ký, đặc biệt là các ưu đãi thuế quan, và do đó chưa thể đa dạng hóa thị trường cung - cầu của mình (đặc biệt với các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand mà Việt Nam đã có FTA). Do đó, cần tính tới các giải pháp nhằm xử lý các bất cập liên quan tới việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó tăng mức độ tận dụng các lợi ích thuế quan từ các FTA; đa dạng hóa nguồn cung hợp lý cho DN.

Theo báo Hải Quan

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
1.561 tỷ đồng đầu tư xây dựng Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc (1/13/2015 10:25:52 AM)
Năm 2014, điện thoại chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp (1/13/2015 10:12:59 AM)
Giá vàng tuần này có thể tăng (1/12/2015 10:13:08 AM)
Đôla mạnh gây áp lực lên doanh nghiệp châu Á (1/12/2015 9:57:20 AM)
XK sang Lào: mục tiêu tăng trưởng 14 - 15% (1/9/2015 10:03:53 AM)
Quảng Ngãi: Thủy sản, một năm bội thu (1/9/2015 10:02:01 AM)
Sản lượng cà phê Colombia tiếp tục phục hồi, năm 2014 tăng 12% (1/9/2015 10:01:11 AM)
Cà phê tiếp tục là “ngôi sao” trong năm 2015? (1/8/2015 9:59:16 AM)
Nhà đầu tư Oman mua cổ phần của Cảng Hải Phòng (1/8/2015 9:09:02 AM)
NQ 01 của Chính phủ: Phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức, logistic, thương mại điện tử (1/7/2015 9:25:00 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com