Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Chưa thể khởi sắc

1/20/2015 8:51:02 AM

Những DNNN vốn là “đầu tàu” của ngành vận tải chưa thể “thở phào” khi kết quả kinh doanh năm 2014 chưa nhiều sáng sủa.

Ngoài kế hoạch làm ăn, các DN ngành vận tải như SBIC, Vinalines đang phải giải quyết những khoản nợ lớn. Năm 2014, SBIC đã thực hiện xong tái cơ cấu các khoản nợ nước ngoài (135 triệu USD), nợ trong nước giai đoạn 1 (16.613 tỷ đồng cả gốc và lãi) và hiện nay đang tiếp tục tập trung cơ cấu các khoản nợ trong nước giai đoạn 2, nợ Trái phiếu quốc tế và vay lại Bộ Tài chính, nợ nhà thầu, nhà cung cấp.

Còn với Vinalines, tổng dư nợ vay của công ty mẹ - Tổng công ty tại 22 tổ chức tín dụng cả gốc lẫn lãi tại thời điểm ngày 30-6-2014 là 11.127,7 tỷ đồng. Để giảm nợ tại các tổ chức tín dụng trên, Vinalines đã xây dựng đề án tái cơ cấu tài chính với giải pháp thông qua Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) để mua nợ các tổ chức tín dụng. Đến nay, Vinalines đã cùng DATC đàm phán mua nợ thành công tại một số tổ chức tín dụng góp phần bước đầu giảm nợ của Vinalines theo mục tiêu đề ra.

Vẫn lỗ

“Năm 2014 là một năm tiếp tục khó khăn và thách thức đối với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC)” - đó là lời mở đầu của SBIC - tên gọi mới của Vinashin trong bản báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2014. Theo SBIC, thị trường vận tải đã có dấu hiệu phục hồi nhưng dường như các đơn hàng XK vẫn chưa tiếp cận được với các đơn vị đóng tàu của Tổng công ty vì nhiều nguyên nhân. Tiếp theo đó là việc các tổ chức tín dụng vẫn thắt chặt nguồn vốn cũng là nguyên nhân tạo ra những yếu tố bất lợi cho các đơn vị đóng tàu, một số hợp đồng đóng tàu đã ký trước đây bị chủ tàu hủy bỏ, giãn tiến độ hợp đồng, trì hoãn thời gian bàn giao.

Vì thế, doanh thu của SBIC năm 2014 dự kiến đạt 5.739 tỷ đồng (tăng 1,6% kế hoạch năm) và số lỗ dự kiến của SBIC năm 2014 là 4.090 tỷ đồng.

SBIC cho biết, một số nguyên nhân dẫn đến con số lỗ 4.090 tỷ đồng là do chi phí tài chính cao trong đó chi phí lãi vay là 2.082 tỷ đồng; việc trích khấu hao theo quy định lớn vì hầu hết tài sản của các đơn vị thành viên chưa được sử dụng hết công suất, cùng với việc trích lập dự phòng cho giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi là 2.800 tỷ đồng; lỗ do chi khác là 859 tỷ đồng.

Trong khi đó, “anh cả đỏ” của ngành vận tải biển Việt Nam là Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng chưa thể vượt khó. Vinalines cũng chính là DN phải “gánh” nhiều khoản nợ do Vinashin (cũ) chuyển sang. Doanh thu Vinalines cả năm 2014 ước đạt 18.088 tỷ đồng, giảm 23% so với thực hiện năm 2013. Lý do là năm 2014 không tính doanh thu của Falcon và Vinashinlines nên giảm khoảng 1.000 tỷ đồng; doanh thu của VNL Logistics giảm 3.900 tỷ đồng do doanh thu dịch vụ tạm nhập, tái xuất giảm mạnh. Do đó số lỗ dự kiến theo tỷ lệ vốn góp của Vinalines tại các DN là 1.385 tỷ đồng (bằng 24% số lỗ của năm 2013, lỗ năm 2013 là 5.720 tỷ đồng).

Còn với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, năm 2014 đánh dấu nhiều thay đổi trong công tác tổ chức và sản xuất kinh doanh, nổi bật là công tác tái cơ cấu, sắp xếp đổi mới các đơn vị trong ngành, tập trung nâng cao chất lượng phục vụ… Trước sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các phương thức vận tải, sự bùng nổ về vé máy bay giá rẻ, các phương tiện vận tải đường bộ và cá nhân, thị phần vận tải hành khách bằng đường sắt sụt giảm nhiều nhất. Nhưng sau khi việc kiểm tra tải trọng phương tiện vận chuyển trên đường bộ được siết chặt đã đưa nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt tăng, tạo bước tăng trưởng cao về sản lượng và doanh thu, đặc biệt ở tuyến đường sắt Thống Nhất và tuyến Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai, nên tính chung cả năm hoạt động vận tải có tăng trưởng tương đối cao.

Tuy nhiên các dịch vụ kinh doanh khác của ngành đường sắt như xây dựng cơ bản, công nghiệp, dịch vụ vật tư năm 2014 đều gặp nhiều khó khăn. Phần lớn hoạt động của DN là phục vụ sản xuất kinh doanh của ngành nên các sản phẩm chưa đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường và chưa đủ sức cạnh tranh. Đối với các đơn vị xây dựng cơ bản năm 2014 do nguồn vốn đầu tư phát triển hạn chế nên không triển khai dự án mới chủ yếu dùng trả nợ khối lượng và cho các dự án chuyển tiếp nên sản lượng và doanh thu thấp, đều không đạt kế hoạch đề ra. Vì thế năm 2014 doanh thu chỉ đạt 9.333 tỷ đồng, tăng 1,6%, còn lợi nhuận dự kiến đạt 176 tỷ đồng, tương đương 2013.

Năm 2015: Kế hoạch dè dặt

Các DN ngành vận tải tỏ ra khá “dè dặt” khi tính toán kế hoạch làm ăn cho năm 2015 khi bối cảnh thế giới lẫn trong nước còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng chỉ đặt ra kế hoạch doanh thu đạt tăng trưởng 6% trở lên, lợi nhuận đạt 180 tỷ đồng. “Tập trung chỉ đạo nâng cao sản lượng, doanh thu, áp dụng nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong đó trọng tâm là các giải pháp tiếp thị, cơ chế giá linh hoạt, nâng cao chất lượng phục vụ, tiết kiệm chi phí, nhằm hoàn thành kế hoạch năm. Phấn đấu có tăng trưởng ở tất cả các khối, toàn Tổng công ty phấn đấu tăng trưởng sản lượng và doanh thu là 6%/năm trở lên” - Tổng công ty Đường sắt hạ quyết tâm.

Trong khi đó, doanh thu Vinalines đặt ra cho năm 2015 ở mức khiêm tốn là 17.300 tỷ đồng (giảm 4,4% so với năm 2014). Một trong các lý do là năm 2015, sản lượng và doanh thu của khối vận tải biển được dự báo giảm so với năm 2014. Bởi các DN vận tải biển có kế hoạch thanh lý các tàu già, tình trạng kỹ thuật kém, khai thác không hiệu quả. Tính đến nay, đội tàu của Tổng công ty bao gồm 122 tàu với tổng trọng tải 2,44 triệu DWT. Sang năm 2015, theo kế hoạch bán tàu của các DN vận tải biển thì đội tàu của Tổng công ty chỉ còn 107 tàu với tổng trọng tải 2,16 triệu DWT (giảm 0,28 triệu DWT so với năm 2014).

Vinalines cho biết: Tổng công ty đã rà soát, tiến hành tái cơ cấu toàn bộ các mặt công tác của Tổng công ty để tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải với cơ cấu hợp lý, từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo sự ổn định và phát triển phù hợp với thị trường giai đoạn 2016 - 2020 để phấn đấu là DNNN nòng cốt trong lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải. 

Theo báo Hải Quan

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Con tàu Vinalines đã bớt chòng chành (1/17/2015 10:12:47 AM)
EU quản chặt lượng khí thải carbon hàng hải (1/17/2015 10:09:45 AM)
Doanh nghiệp vận tải biển có dấu hiệu phục hồi (1/17/2015 10:07:53 AM)
Sợ mất nguồn, Bộ GTVT ‘bác’ TP.HCM thu phí luồng Soài Rạp (1/15/2015 11:04:22 AM)
Nâng cao năng lực thanh tra hàng hải (1/15/2015 11:02:48 AM)
Phú Quốc rà soát kế hoạch xây dựng cảng biển du lịch quốc tế 1.561 tỷ đồng (1/14/2015 10:20:03 AM)
Tân Cảng – Cát Lái đã hết ùn ứ (1/13/2015 10:18:03 AM)
Lượng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài giảm mạnh (1/13/2015 10:16:10 AM)
Công ty Bechtel (Hoa Kỳ) muốn nghiên cứu đầu tư Cảng Hòn Khoai (1/13/2015 10:15:07 AM)
Đến năm 2020, thị phần vận tải đạt 21,25% (1/12/2015 10:25:35 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com