Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tất bật với đơn hàng xuất khẩu

3/3/2015 9:18:56 AM

Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt 23 tỉ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước

Mới bắt đầu tuần làm việc thứ hai sau Tết Nguyên đán, Công ty CP Thực phẩm Agrex Sài Gòn đã tất bật sản xuất nhằm đáp ứng đơn hàng cho đối tác nước ngoài. “Đơn hàng năm nay nhiều lắm!” - ông Phạm Hải Long, Tổng Giám đốc Agrex Sài Gòn, phấn khởi. Ngoài những hợp đồng dài hạn đã ký, Agrex Sài Gòn còn phải gấp rút “chạy” đơn hàng của 2 tháng tới, nhất là thị trường Nhật hiện chiếm đến 35% thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) này  với nhiều dòng sản phẩm cao cấp.

Mục tiêu... nhẹ nhàng

Theo ông Phạm Hải Long, dù năm qua kinh tế Nhật tăng trưởng kém và đồng yen mất giá nhưng xuất khẩu của công ty vào thị trường này vẫn rất tốt. Các loại thực phẩm chế biến như há cảo, sủi cảo... được người Nhật ưa chuộng. Lợi nhuận năm ngoái của Agrex Sài Gòn tăng hơn 200% và công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng trên 60% trong năm nay. Khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia có hiệu lực, việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại với giá hợp lý cộng với nguồn lao động có tay nghề, kỹ thuật cao sẽ tăng sức cạnh tranh cho DN.

Với ngành giày dép, túi xách, vali, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm tiếp tục ở mức cao khi tăng trưởng hơn 30% so với cùng kỳ. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), cho biết hiện nhiều DN trong ngành đã có đơn hàng xuất khẩu ổn định đến tháng 5-6 và đang chuẩn bị cho mùa sản xuất mới. Mục tiêu xuất khẩu của ngành năm nay khoảng 14 tỉ USD được xem là nhẹ nhàng. DN không sợ thiếu đơn hàng mà chỉ lo làm sao kéo chi phí đầu vào xuống thấp để có giá bán cạnh tranh, lợi nhuận nhiều hơn. Trong khi mọi chi phí đầu vào của thế giới đều xuống, DN Việt rất khó tăng đơn giá xuất khẩu. Lúc này chỉ còn cách tăng năng suất lao động và đổi mới công nghệ.

“Không phải cứ mở thêm nhà máy, tăng nhân công là DN có lợi nhuận nhiều. Mở rộng sản xuất cũng đồng thời phải nhập thêm nguyên phụ liệu, mua vật tư ở nước ngoài... nhưng chưa chắc lời nhiều vì chất lượng không tăng tương xứng. Da giày có thể xuất khẩu với kim ngạch 15-16 tỉ USD nhưng thực sự lợi nhuận thu về không bao nhiêu nếu không tăng năng suất lao động và hạ chi phí đầu vào” - ông Kiệt phân tích.

Diễn biến “lạ” của dệt may

Ngày 2-3, ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết vừa đi một vòng các DN trong ngành để nắm tình hình nhưng không khả quan như kỳ vọng. Dệt may được đánh giá là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực sẽ hưởng lợi nhiều từ các FTA, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). “Hiện phần lớn DN đã có đơn hàng đến hết quý I, một số DN có đơn hàng kéo dài qua hết quý II nhưng tình hình đầu năm thấy còn chậm quá” - ông Hồng nói.

Lo nhiều hơn mừng cũng là cảm nhận của ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Garmex Sài Gòn. Thời điểm này, số lượng đơn hàng, thông tin từ các thị trường như châu Âu không triển vọng. Ngay thị trường chính của Garmex Sài Gòn ở Pháp dự báo năm nay tăng trưởng sẽ bị âm. Đồng euro mất giá mạnh so với USD trong khi DN Việt bán chủ yếu bằng USD, người tiêu dùng châu Âu sẽ phải mua quần áo với giá cao hơn. “Thêm thị trường Nhật kinh tế ảm đạm, đồng yen mất giá buộc chúng tôi phải đẩy mạnh sang thị trường Mỹ để bù đắp. Ngay ở nội địa, DN cũng cố gắng lấy công làm lời để giữ công nhân” - ông Hùng bộc bạch.

Dù vậy, lãnh đạo VITAS tin tưởng năm nay, ngành dệt may sẽ có nhiều hứa hẹn với mức tăng trưởng 10%-15% so với năm trước, dự kiến kim ngạch xuất khẩu từ 28-28,5 tỉ USD. Nỗi lo lớn nhất của DN dệt may vẫn là phát triển vùng nguyên phụ liệu khi ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may vẫn “giậm chân tại chỗ”. DN nội địa không đủ sức về vốn và công nghệ để đầu tư xây dựng vùng nguyên phụ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về quy định xuất xứ trong các FTA, nhất là TPP. Giải pháp lúc này là buộc phải liên kết, hợp tác với DN nước ngoài mở rộng nhà máy sản xuất, chú trọng phát triển về sợi, dệt vải...

“Mình không làm được thì phải chấp nhận hợp tác với nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm. Làn sóng đầu tư của các DN nước ngoài trong lĩnh vực dệt may để đón đầu các FTA đang tạo sức ép cạnh tranh lớn cho DN trong nước. Tuy nhiên, điều này là cần thiết để tạo ra sự thay đổi. Nước đến chân phải nhảy, nếu không chân sẽ... tê cứng!” - ông Hồng ví von.

Chính sách hỗ trợ quá chậm!

Tháng 8-2014, Bộ Công Thương đưa ra dự thảo nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều chính sách kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ vốn ì ạch nhiều năm nay. Theo các DN ngành dệt may, da giày, việc đầu tư xây dựng vùng nguyên phụ liệu không chỉ giúp DN đáp ứng yêu cầu về xuất xứ mà còn nâng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Nhưng đến nay, nghị định vẫn chưa được ban hành và từ chính sách đến triển khai áp dụng vào thực tiễn là cả quá trình dài.

Theo Người lao động.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu sang Lào tăng trưởng mạnh (3/2/2015 11:06:19 AM)
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam: Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất (3/2/2015 11:00:06 AM)
Tháng 2 xuất khẩu đạt 300 triệu USD (3/2/2015 10:58:32 AM)
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD năm 2015 (3/2/2015 10:56:36 AM)
Từng bước phát triển thị trường xuất khẩu gạo mới (3/2/2015 10:53:47 AM)
Nhập khẩu đường thô của Nga niên vụ 2014/15 sẽ ở mức 500.000 - 550.000 tấn (2/13/2015 10:23:03 AM)
Xuất khẩu của ngành dệt may sẽ tăng mạnh (2/13/2015 10:21:12 AM)
Xuất khẩu thủy sản năm 2015: Có thể “cán đích” 8 tỷ USD (2/13/2015 10:19:28 AM)
Năm 2015: Cơ hội lớn cho XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc (2/12/2015 10:21:33 AM)
Nhật Bản tiếp tục đứng đầu về nhập khẩu surimi của Mỹ (2/11/2015 10:27:36 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com