Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu sang Nga và những cơ hội mới

3/4/2015 10:04:12 AM

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng đầu tiên của Năm 2015, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga giảm, giảm 20,03% so với cùng kỳ năm trước, chỉ với kim ngạch 133,2 triệu USD.

Điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch cao nhất, 63 triệu USD, nhưng tốc độ xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2014 lại giảm 16,11%.

Mặt hàng đạt kim ngạch lớn thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lại có tốc độ tăng trưởng, tăng 83,61%.

Nhìn chung, tháng đầu tiên của năm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga đều giảm ở khắp các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng âm chiếm 76,1%, trong số đó xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu có tốc độ giảm mạnh mạnh nhất, giảm 85,45%, với kim ngạch 208,6 nghìn USD.

Thống kê tình hình xuất khẩu sang thị trường Nga tháng 1/2015 – ĐVT: USD

 
T1/2015
T1/2014
% so sánh
Tổng KN
133.263.808
166.635.048
-20,03
điện thoại các loại và linh kiện
63.078.088
75.190.386
-16,11
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
18.811.139
10.245.094
83,61
ca phê
13.073.213
9.066.509
44,19
giày dép các loại
4.673.739
7.013.703
-33,36
hàng thủy sản
4.309.470
10.484.542
-58,90
hàng dệt may
4.209.518
9.798.106
-57,04
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác
2.939.897
975.951
201,23
gạo
2.814.600
918.849
206,32
hạt điều
1.970.704
5.034.759
-60,86
chè
1.913.475
2.022.164
-5,37
hàng rau quả
1.910.377
2.806.573
-31,93
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
1.534.327
1.847.951
-16,97
sản phẩm từ chất dẻo
1.033.932
1.409.237
-26,63
gỗ và sản phẩm gỗ
584.057
1.229.041
-52,48
cao su
266.916
853.178
-68,72
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
238.794
1.030.603
-76,83
hạt tiêu
208.673
1.433.994
-85,45
sắt thép các loại
143.640
567.872
-74,71
sản phẩm gốm, sứ
125.177
374.294
-66,56
sản phẩm mây,tre, cói thảm
76.575
430.765
-82,22
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phân
643.825
 
 

Theo Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, Việt Nam và Nga đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Hai nước là bạn hàng truyền thống của nhau. Danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nga và của Nga sang Việt Nam không những không mang tính cạnh tranh mà còn bổ trợ cho nhau và có tính thiết yếu cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi nước. Nga có một nền kinh tế lớn, một thị trường mở và giàu tiềm năng. Giữa thị trường hai nước đã có hệ thống ngân hàng, hoạt động có hệ thống kèm theo các dịch vụ thanh toán thuận tiện. Đội ngũ người Việt tại Nga đông và mạnh, nhiều doanh nghiệp lớn như tập đoàn Rolton, Milton ....

Về phương thức trao đổi hàng hoá giữa hai nước, hàng hoá xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam thực hiện thông qua con đường chính ngạch và một bộ phận thông qua việc xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam làm việc tại Nga. Hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga chủ yếu thông qua con đường phi mậu dịch và tiểu ngạch qua cộng đồng người Việt đang làm việc tại Nga (lực lượng kinh doanh chiếm tới 80% hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nga hiện nay). Chỉ có một phần hàng xuất sang Nga thông qua con đường chính ngạch.

Do hạn chế thông tin giữa hai thị trường trong khi các đối tác Việt Nam và Nga thường thiếu vốn, mà giá cả và điều kiện thị trường tín dụng thương mại ở Nga còn khá đắt đỏ và phức tạp, đã ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng kim ngạch mậu dịch hai nước. Tuy nhiên, triển vọng phát triển quan hệ thương mại hai nước là rất lớn. Do điều kiện về các cơ cấu kinh tế, chi phí sản xuất cũng như các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cho nên nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng như hàng dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, vật liệu xây dựng của Nga là rất lớn. Đây lại chính là các mặt hàng Việt Nam rất có lợi thế cạnh tranh. Đặc điểm của thị trường Nga rất ưa chuộng nhiều sản phẩm tiêu dùng đến từ các nước châu Á do giá rẻ và chủng loại phong phú. Hơn nữa, thị trường Nga không đòi hỏi chất lượng cao như các thị trường EU, Mỹ hay Nhật Bản. Ngoài ra, nếu phát huy được vai trò cộng đồng người Việt tại Nga khá đông đảo sẽ là một lợi thế to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn kinh doanh ở thị trường Nga.

Một trong những tồn tại cần sớm được tháo gỡ, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như không có đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định tại Nga, nên còn bị hạn chế trong việc theo dõi, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để kịp thời có điều chỉnh và chiến lược phù hợp. Việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân và tư thương người Việt ở Nga, nên hoạt động manh mún và thiếu bài bản.

Nga là thị trường mở, không khó tính nên việc thâm nhập thị trường dễ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác có lợi thế tương tự về chủng loại hàng hóa. Cùng với đó, vấn nạn hàng giả và hàng lậu càng gia tăng, sức ép cạnh tranh lớn khi mà các hàng hóa bất hợp pháp được tiêu thụ tại thị trường Nga.

Mặt khác, phương tiện vận tải hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga chủ yếu là container và có chi phí khá cao. Tuyến đường vận chuyển hàng hóa được thực hiện qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo xuyên Nga từ Đông sang Tây, nên chi phí vận chuyên bị đội lên rất cao, khó lòng cạnh tranh với hàng hóa được xuất khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ.

Cơ hội mới

Ngày 28/3/2013, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan. Hai bên nhất trí phạm vi và lĩnh vực điều chỉnh của Hiệp định bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, các quy tắc, hợp tác kinh tế và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm, dựa trên nguyên tắc linh hoạt, vì các mục tiêu phát triển, cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích theo thông lệ quốc tế chung và quy định của WTO.

Sau 8 phiên đàm phán, hai bên đã thống nhất được các chương của Hiệp định như: thương mại hàng hóa, cạnh tranh, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), công nghệ điện tử trong thương mại, phát triển bền vững, mua sắm Chính phủ. Ngày 15/12/2014, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã diễn ra Lễ ký kết Tuyên bố chung kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan. Theo đó, phía Liên minh Hải quan đã dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới và quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản, tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giày và đồ gỗ. Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh Hải quan đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Các mặt hàng này đều không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam mà ngược lại góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.

Các cam kết khác về dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phòng vệ thương mại, giải quyết tranh chấp, SPS, TBT... đều được thống nhất trên cơ sở các quy định của WTO, đảm bảo cân bằng lợi ích, phù hợp với quy định pháp luật trong nước tại lĩnh vực liên quan và không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán khác của Việt Nam hiện nay. Dự kiến hai bên sẽ hoàn thành các vấn đề kỹ thuật còn lại và hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để chính thức ký kết Hiệp định trong năm 2015.

Nga là thành viên của WTO từ tháng 8/2012, cam kết giảm thuế nhập khẩu bình quân của tất cả hàng hóa xuống còn 7,8% so với mức 10% của năm 2011 (hàng nông nghiệp từ 13,2% còn 10,8%, hàng chế tạo giảm từ 9,5% còn 7,3%). Ngoài ra, trong WTO, Nga mở cửa thị trường dịch vụ với 11 lĩnh vực và 116 tiểu lĩnh vực dịch vụ, trong đó: viễn thông: xóa bỏ hạn chế tỷ lệ cổ phần nước ngoài ở mức 49% sau 3 năm gia nhập; bảo hiểm: doanh nghiệp nước ngoài được mở chi nhánh sau 9 năm; ngân hàng: nước ngoài được thành lập ngân hàng con, không hạn chế tỷ lệ cổ phần nước ngoài tại từng ngân hàng, nhưng tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng không quá 50%. Đặc biệt, trong lĩnh vực phân phối, Nga cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tham gia vào bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương hiệu ngay sau khi gia nhập WTO. Do vậy, để tận dụng được các cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và sớm tiếp cận thị trường Nga.

Khi kết thúc FTA Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, Việt Nam sẽ khai thác thị trường Liên minh Hải quan và chính thức trở thành Liên minh Kinh tế Á - Âu, với 3 thành viên là Nga, Belarus và Kazakhstan, và trở thành nước đầu tiên ngoài SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc Liên Xô) có FTA với khu vực này, có lợi thế người đến đầu tiên. Ít nhất 80% hàng hóa vào Nga sẽ được miễn thuế. Hàng tiêu dùng xuất khẩu sẽ hưởng lợi lớn do Nga không tập trung nhiều vào các ngành công nghiệp này và hài hòa được các quy định về TBT, SPS, Hải quan....

Để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước, hai bên cần sớm thống nhất sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế chính sách riêng tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước; đẩy mạnh việc thực hiện quyết liệt, hiệu quả các hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư nhằm sớm đem lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho hai nước. Hai bên cần chỉ đạo ngân hàng trung ương hai nước sớm đưa ra các giải pháp thúc đẩy thanh toán bằng đồng tiền bản địa của hai nước trong quan hệ thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư của các doanh nghiệp. Thương vụ cần sớm trở thành cầu nối cung cấp thông tin, hỗ trợ tìm kiếm đối tác, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Nga, xây dựng đề án đẩy mạnh xúc tiến đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng vào thị trường Nga.

Theo Vinanet, dangcongsan.vn
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Pakistan cho phép xuất khẩu 500.000 tấn đường (3/4/2015 10:03:09 AM)
Tất bật với đơn hàng xuất khẩu (3/3/2015 9:18:56 AM)
Xuất khẩu sang Lào tăng trưởng mạnh (3/2/2015 11:06:19 AM)
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam: Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất (3/2/2015 11:00:06 AM)
Tháng 2 xuất khẩu đạt 300 triệu USD (3/2/2015 10:58:32 AM)
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD năm 2015 (3/2/2015 10:56:36 AM)
Từng bước phát triển thị trường xuất khẩu gạo mới (3/2/2015 10:53:47 AM)
Nhập khẩu đường thô của Nga niên vụ 2014/15 sẽ ở mức 500.000 - 550.000 tấn (2/13/2015 10:23:03 AM)
Xuất khẩu của ngành dệt may sẽ tăng mạnh (2/13/2015 10:21:12 AM)
Xuất khẩu thủy sản năm 2015: Có thể “cán đích” 8 tỷ USD (2/13/2015 10:19:28 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com