Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhập khẩu xơ sợi về Việt Nam tháng đầu năm tăng trên 21% kim ngạch

3/11/2015 9:39:31 AM

Kim ngạch nhập khẩu xơ sơi dệt về Việt Nam trong tháng đầu năm 2015 tăng trên 21% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 134,77 triệu USD.

Các thị trường lớn cung câp nhóm hàng này cho Việt Nam vẫn là Trung Quốc, Đài Loam, Hàn Quốc, Thái Lan; trong đó, Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu với 54,97 triệu USD, chiếm 40,79% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 48,92% so với cùng kỳ năm trước; Đài Loan đứng thứ 2 về kim ngạch, với 29,14 triệu USD, chiếm 21,63%, giảm 5,5,3%; tiếp đến Hàn Quốc 15,61 triệu USD, chiếm 11,58%, tăng 23,19%; Thái Lan 9,62 triệu USD, chiếm 7,14%, giảm 8,03%. 

Nhập khẩu nhóm hàng này tháng đầu năm sang đa số các thị trường đều tăng kim ngạch so với tháng đầu năm ngoái; đáng chú ý nhất là nhập khẩu xơ sợi lại tăng rất mạnh từ thị trường Hà Lan, mặc dù kim ngạch không cao, chỉ đạt 542.978 USD, nhưng so với cùng kỳ tăng mạnh trên 870%; bên cạnh đó, nhập khẩu từ Pakisstan cũng tăng trên 159%, đạt 968.485 USD; nhập từ Hồng Kông tăng 61,56%, đạt 290.027 USD.    

Hiện nay, xơ sợi là nguyên liệu chính của ngành công nghiệp dệt Việt Nam, nhưng nguyên liệu lại phụ thuộc chính vào nguồn nhập khẩu. Một số mặt hàng sợi được nhập vào Việt Nam với giá rất rẻ. Vì vậy, Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương kiến nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng sợi Filiment nhập khẩu, nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng để DN sản xuất sợi trong nước, nâng cao sức cạnh tranh. Sự việc này đặt ra một số vấn đề liên quan đến việc bảo hộ sản xuất trong điều kiện phải đảm bảo các yêu cầu của cuộc chơi hội nhập.

Trong nhiều năm qua tồn tại hiện tượng bán phá giá đối với các mặt hàng sợi filament NK vào Việt Nam (với 2 mã hàng 5402.33 và 5402.47) từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia. Trong khi đây là các sản phẩm mà DN Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời có sản phẩm XK. Sự cạnh tranh không công bằng này đã và đang khiến các DN sản xuất sợi trong nước gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc phải bán dưới giá thành sản xuất để giữ thị phần trong nước.

Như vậy, nếu vụ kiện này được khởi xướng điều tra thì đây sẽ là vụ kiện phòng vệ thương mại chống bán phá giá thứ 3 của Việt Nam và là vụ kiện đầu tiên trong năm 2015.

Trên thực tế, việc phát triển ngành sản xuất sợi là một phần quan trọng trong lời giải cho vấn đề “thắt nút cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam cơ bản hoàn tất đàm phán và tiến tới ký kết Hiệp định TPP và các hiệp định thương mại tự do. Vì vậy, sự việc này nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía các DN cũng như các chuyên gia kinh tế.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Tổng giám đốc Công ty Dệt Vĩnh Phú, việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá nếu làm được sẽ rất tốt cho các DN sản xuất, vì đối với sản xuất trong nước, hiện nay nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu là phụ thuộc vào NK. Nếu các nước bán phá giá các mặt hàng này ở Việt Nam thì sẽ làm dịch chuyển tiêu dùng trong nước, ảnh hưởng đến các DN kéo sợi nói chung và những đơn vị sản xuất mặt hàng đó nói riêng cũng như làm giảm giá của nhiều mặt hàng khác.

Thực tế, việc gia nhập TPP trong thời gian tới sẽ đem lại nhiều cơ hội cho ngành Dệt may, song thách thức đến từ quy tắc “từ sợi trở đi” là vô cùng lớn, vì vậy, việc hỗ trợ cho ngành sản xuất sợi nhằm đáp ứng nguồn nguyên phụ liệu trong nước là điều cần thiết lúc này.

Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, Việt Nam đang khuyến khích các DN đầu tư vào công nghiệp phụ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, như là sản xuất xơ, sợi. Nếu có xơ sợi sản xuất trong nước thì tham gia TPP sẽ rất có lợi cho sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Hiện nay giá thành sợi của Việt Nam cao so với giá các nước là do mình mới đầu tư sản xuất, nhưng cũng có thể có cả yếu tố bán phá giá, tuy nhiên điều này chưa khẳng định được. Kết luận bán phá giá hay không phải có sự điều tra xem DN của họ đã đảm bảo đủ các yếu tố chi phí hợp lý chưa. Trong quá trình hội nhập, các đơn vị đầu tư làm công nghiệp phụ trợ sẽ khó khăn, cần có sự chia sẻ mới phát triển được, nếu không sẽ không bao giờ có có xơ sợi của Việt Nam.

Số liệu của TCHQ về nhập khẩu xơ sợi dệt tháng 1/2015. ĐVT: USD

Thị trường

T1/2015

T1/2014

T1/2015 so với T1/2014(%)

Tổng kim ngạch

 134.769.812

 111.354.452

+21,03

Trung Quốc

     54.972.347

     36.914.690

+48,92

Đài Loan

     29.144.938

     30.852.492

-5,53

Hàn Quốc

     15.605.052

     12.667.524

+23,19

Thái Lan

       9.618.155

     10.458.324

-8,03

Ấn Độ

       8.300.491

       5.367.434

+54,65

Indonesia

       7.409.327

       5.632.727

+31,54

Nhật Bản

       3.632.008

       3.925.748

-7,48

Malaysia

       1.844.046

       1.667.210

+10,61

Pakistan

          968.485

          373.723

+159,15

Hà Lan

          542.978

            55.960

+870,30

Hồng Kông

          290.027

          179.518

+61,56

Theo vinanet 

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Giám sát kỹ thu mua tạm trữ lúa (3/11/2015 9:38:17 AM)
Xuất khẩu trái cây: Tín hiệu khả quan (3/11/2015 9:33:55 AM)
Xuất siêu tháng 2 ước đạt 300 triệu USD (3/11/2015 9:32:18 AM)
Phế liệu sắt, thép có thuế nhập khẩu 0% (3/10/2015 9:51:55 AM)
Xuất khẩu thủy sản phấn đấu vượt mốc trên 8 tỷ USD (3/10/2015 9:51:07 AM)
Xuất khẩu nông lâm thủy sản và công nghiệp chế biến giảm (3/10/2015 9:47:22 AM)
Bông – mặt hàng nhập chiếm thị phần lớn từ Ấn Độ (3/9/2015 10:22:49 AM)
Dược phẩm có xuất xứ từ Pháp chiếm tới 13% thị phần (3/9/2015 10:21:39 AM)
Hàng hóa nhập khẩu từ Australia tăng mạnh nhất là sắt thép (3/9/2015 10:19:55 AM)
Hầu hết các mặt hàng xuất sang Italia đều tăng trưởng (3/9/2015 10:16:18 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com