Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hàng tàu biển oằn lưng ‘cõng’ phí

7/2/2015 9:53:39 AM

Kết quảđợt thanh tra phí theo cước vận tải của 19 hãng tàu hoạt động tại Việt Nam vừa được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho thấytại Việt Nam, các hãng tàu có thể thu của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tổng cộng gần 70 loại phí.

Trong đó, trung bình mỗi hãng thu khoảng 14, 15 loại và cá biệt có trường hợp thu 47 loại.

Tốn hàng tỉ đồng vì phụ phí bất hợp lý

Đại diện một công ty dệt may cho biết theo quy định của Bộ GTVT, phí tại cảng chủ hàng phải nộp là 60 USD/container nhưng hiện nayDN này phải nộp 90 USD/container. Mỗi hãng tàu lại thu một mức khác nhau. Mỗi năm DN phải trả cho các loại phí vô lý hơn 9 tỉ đồng, chiếm hơn 3% doanh thu.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công tyCổ phầnThủy sảnvà Thương mạiThuận Phước, nói nhiều loại phí “rất vô lý”. Có một số loại mà hãng tàu chỉ áp dụng thu tại Việt Nam như mất cân đối vỏ container. Mặc dù không công khai, minh bạch song nhiều năm nay hãng tàu đã và đang thu khoản tiền này đối với hàng hóa Việt Nam.

“Có loại phí nghe đã rất bất hợp lý là phí mùa cao điểm. Đáng lẽ mùa cao điểm nhiều container thì chi phí bốc dỡ phải giảm, đằng này họ lại “đẻ” ra phí này” - ông Lĩnh bức xúc.

Theo ông Lĩnh, sự phụ thuộc hãng tàu nước ngoài thể hiện rõ qua việc bất lực với phí do họ quyết định. Ông Lĩnh nói: “Đáng lẽ các loại phí này phải tính vào giá cước vận tải hoặc giá dịch vụ vận chuyển song các hãng tàu lại xé nhỏ thành nhiều loại phí. Điều này có lợi cho chính các hãng tàu nước ngoài, họ có thể tránh được thuế giá trị gia tăng. Còn DN xuất khẩu của Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn khi đàm phán hợp đồng xuất khẩu với đối tác khi họ không thể chấp nhận các loại phí tàu biển mà DN đưa ra. Kết cục DN Việt Nam phải chịu thiệt gánh các loại phí trong hợp đồng hoặc đối tác sẽ từ chối ký kết hợp đồng”.

Những khoản thu bất hợp lý từ các hãng tàu làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam. Ảnh: CTV

Ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải, cho hay bình quân các loại phí tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực. Nhiều hiệp hội ngành thủy sản, dệt may, da giày Việt Nam đã phản ánh về sự bất hợp lý của các phí.

Điển hình như phí dịch vụ container. Đây là loại phí các chủ tàu thu trực tiếp từ doanh nghiệp rồi nộp cho cảng. Cảng chỉ thu khoảng 35 USD trên một container 20 feet và 40-50 USD cho một container 40 feet, vậy mà các hãng tàu lại thu của chủ hàng 100-120 USD/container. Như vậy, khoản chênh lệch 60-70 USD hoàn toàn rơi vào túi các hãng tàu.

“Giá của các loại phí cũng tăng theo từng năm với mức tăng trung bình khoảng 20%/năm. Đây là chi phí rất lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh đối với các ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam và thiệt hại cho nền kinh tế đất nước” - ông Thu nói.

“Bắt” các hãng tàu công khai phí

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết trên thực tế, khi đàm phán giá cước vận chuyển, các đại lý hãng tàu không đưa các phí vào nên thấy giá hợp lý. Thế nhưng khi cộng các khoản phí, tổng giá vận chuyển cho một container lên rất cao, thậm chí có những khoản phí mà bên chịu phải là các hãng tàu vậy mà cũng bắt chủ hàng chịu như phí cắm điện tại cảng do tàu vào trễ, phí kẹt cảng.

Theo ông Bùi Thiên Thu, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải, tại nhiều nước trên thế giới bao gồm cả một số quốc gia ở châu Á đã ban hành cơ chế quản lý, giám sát việc phụ thu của hãng tàu biển. Tất cả loại phí mà hãng tàu muốn thu phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và phải công khai, minh bạch.Còn tại Việt Nam chưa có các quy định này.

Theo một lãnh đạo ngành giao thông, để hạn chế những bức xúc và việc thu phí vô tội vạ, Bộ GTVT đang xây dựng thông tư quy định các hãng tàu phải công khai các khoản thu, chứ không chờ bổ sung vào Luật Hàng hải dự kiến thông qua vào kỳ họp Quốc hội cuối năm và phải đến tháng 7 năm sau mới có hiệu lực. Thông tư sẽ buộc các hãng tàu công khai phí với cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, danh mục phí phải được đăng ký một thời hạn nhất định trước khi áp dụng. Đặc biệt, nếu các nhà xuất nhập khẩu thấy các phí này là bất hợp lý thì kiến nghị cơ quan nhà nước để yêu cầu bên thu phải giải trình.

Mất 29.000 tỉ đồng vì phí

Hiệp hội Vasep đã làm việc với một số hiệp hội ngành hàng riêng. Kết quả cho thấy phí đã chiếm mất 1% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Hiệp hội ước tính mỗi năm Việt Nam mất khoảng 1,4 tỉ USD, tương đương 29.000 tỉ đồng vì các khoản phí mà các hãng tàu nước ngoài thu.

Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, Tổng Thư ký Vasep

Hiện nay có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đảm nhận gần 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo phapluattp.vn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Singapore đứng đầu châu Á về dịch vụ cảng biển (7/1/2015 10:32:40 AM)
Đầu tư 5 triệu USD nâng cấp cảng Chân Mây (6/23/2015 8:24:48 AM)
Cần mô hình mới cho phát triển cảng biển Việt Nam (6/23/2015 8:23:16 AM)
Trung Quốc định biến tất cả tàu dân sự thành tàu quân sự (6/19/2015 10:56:27 AM)
Tàu 58.286 tấn của Mỹ đi được luồng sông Soài Rạp (6/19/2015 10:53:59 AM)
Để xứng tầm quốc gia biển (6/19/2015 10:46:55 AM)
Đau đầu với 5.000 container “vô chủ' ở Hải Phòng (6/19/2015 10:41:41 AM)
“Chính quyền cảng” đưa kinh tế biển lên vị trí số 1 (6/16/2015 11:31:05 AM)
“Bãi rác” container tại cảng biển: Ngày một phình to (6/15/2015 10:02:02 AM)
Vận tải biển: Thiếu tàu lớn khó ra "biển lớn" (6/13/2015 10:55:09 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com