Các doanh nghiệp nội địa chiếm số lượng tới hơn 90% nhưng lại chiếm không quá 20% thị phần logistics cả nước; Và 10% số doanh nghiệp còn lại là các liên doanh hay đại diện của hãng nước ngoài nắm giữ tới 80% thị phần còn lại.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế trong những năm gần đây đã giúp cho ngành logistics có bước phát triển mạnh mẽ, với mức bình quân tăng trưởng trong giai đoạn 1992 - 2014 đạt mức 20,3%/năm theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.
Theo tính toán, hiện chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP, tức là tương đương khoảng 45 tỷ USD, riêng khâu vận tải chiếm khoảng 40 - 60% chi phí, là thị trường dịch vụ khổng lồ.
Theo thống kê, hiện có khoảng 1200 doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại Việt Nam. Thời gian hoạt động trung bình của DN là 5 năm, với 80% doanh nghiệp có vốn đăng ký chỉ từ 1 - 1,5 tỷ đồng, chủ yếu là doanh nghiệp trong nước.
Một nghịch lý là, trong khi các doanh nghiệp nội địa chiếm số lượng lớn nhất, tới hơn 90% số doanh nghiệp, nhưng lại chiếm không quá 20% thị phần logistics cả nước. 10% số doanh nghiệp còn lại là các liên doanh hay đại diện của hãng nước ngoài nắm giữ tới 80% thị phần còn lại.
Nguồn: Tổng cục Thống kê và FPTS tổng hợp
Theo CafeF.