Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhà xuất khẩu thiệt kép

4/15/2016 11:36:10 AM

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấm các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ để thanh toán trong nước khiến họ lo lắng và đang phải tính toán thay đổi kế hoạch tài chính.

Từ ngày 1-4-2016, điểm c, khoản 1, điều 3, Thông tư 24/2015/TT-NHNN hết hiệu lực thi hành. Theo đó, trừ những trường hợp đặc biệt được NHNN cho phép, các ngân hàng thương mại (NHTM) không được cho vay ngoại tệ đối với các nhu cầu thanh toán trong nước, kể cả các khoản thanh toán được thực hiện bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Đây là điểm cuối trong một lộ trình chuyển đổi đã được khởi động từ đầu năm 2011: NHNN từng bước hạn chế các đối tượng được phép vay ngoại tệ để thanh toán trong nước.

Với vị thế của mình, các doanh nghiệp nhập khẩu không có lý do để phàn nàn vì họ có quyền lựa chọn vay ngoại tệ hay vay tiền đồng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì lại khác. “Chúng tôi buồn và chấp nhận”, ông M., đại diện một công ty xuất khẩu gạo, nông sản ở miền Tây, chia sẻ với phóng viên.

Một chuyên gia tài chính phía Nam nhận định rằng đây là bước đi đúng. Tuy nhiên ông cho rằng nếu điều này xảy ra trong một thị trường tài chính đã tương đối hoàn thiện, nơi mà các nghiệp vụ phái sinh phát triển mạnh và lành mạnh thì các doanh nghiệp sẽ đỡ vất vả hơn. “Vấn đề là sự đồng bộ của các công cụ trên thị trường, với một nền kinh tế mà đồng tiền tự do chuyển đổi, thị trường phái sinh phát triển, không có chuyện “vênh” giữa chênh lệch lãi suất và biến động tỷ giá thì doanh nghiệp vay bằng cái gì chẳng được”, một chuyên gia khác nói.

Theo giới tài chính, trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam - các chính sách tiền tệ vẫn còn lồng ghép quá nhiều mục tiêu làm cho chênh lệch lãi suất không phản ánh đúng kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá, thì NHNN cũng cần chú ý tới trạng thái ngoại hối của các doanh nghiệp. Nếu không, các nhà xuất khẩu phải lặng lẽ chịu thiệt kép: lãi suất cao và rủi ro tỷ giá.

Còn lãnh đạo doanh nghiệp dệt may xuất khẩu không muốn nêu tên cho rằng, ông không đồng tình với lý giải của ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN. Ông Dũng cho rằng (thực ra) các doanh nghiệp (xuất khẩu được vay ngoại tệ) không có nhu cầu sử dụng ngoại tệ mà chỉ vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước, mục tiêu là họ muốn hưởng lãi suất thấp từ việc vay ngoại tệ chứ không cần ngoại tệ và trước đây, NHNN cho phép hoạt động này là ưu ái cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

“Không thể chấp nhận cách giải thích này của NHNN, cắt giảm chi phí là nhu cầu chính đáng của bất cứ doanh nghiệp nào”, lãnh đạo doanh nghiệp này bức xúc. Rồi ông đặt câu hỏi: “Chúng tôi làm gia công, để cho các chủ hàng nước ngoài chấp nhận đưa lãi suất ngoại tệ vào chi phí đã rất khó khăn vì lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam cao hơn thế giới. Chúng tôi phải nói gì với chủ hàng nước ngoài khi chi phí lãi vay tăng gấp đôi (khi phải chuyển sang vay tiền đồng - PV)?”.

Không chỉ là chi phí, ông cho rằng “khi phải vay vốn bằng tiền đồng, chúng tôi còn phải chịu rủi ro về tỷ giá, tỷ lệ nội địa hóa càng cao thì rủi ro tỷ giá càng lớn... Rủi ro không có nghĩa là chỉ chịu thiệt, rủi ro có nghĩa là không kiểm soát được lợi nhuận, đặc biệt với cơ chế điều hành tỷ giá mới, có lên, có xuống thế này, không khéo chúng tôi chịu thiệt kép”.

Chuyển quan hệ vay mượn ngoại tệ sang quan hệ mua bán là một chủ trương đúng nhưng theo giới tài chính, trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam - các chính sách tiền tệ vẫn còn lồng ghép quá nhiều mục tiêu làm cho chênh lệch lãi suất không phản ánh đúng kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá, thì NHNN cũng cần chú ý tới trạng thái ngoại hối của các doanh nghiệp. Nếu không, các nhà xuất khẩu phải lặng lẽ chịu thiệt kép: lãi suất cao và rủi ro tỷ giá.

Tới đây, để phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho các NHTM. Tuy nhiên cần lưu ý, do hợp đồng xuất khẩu không thể xác định được chính xác thời hạn thanh toán, nên nếu thực hiện bán kỳ hạn, các nhà xuất khẩu luôn có nguy cơ bị phạt hợp đồng. Họ không được kinh doanh ngoại hối nên chỉ có cách chịu phạt chứ không thể thực hiện việc mua trên thị trường để thực hiện cam kết bán. Khi thị trường kỳ hạn còn chưa phát triển, mức “phí” bảo hiểm rủi ro hiển nhiên sẽ không hề thấp. Và quan trọng hơn, rủi ro này không phải do họ cố ý tạo ra và cũng không thuộc chuyên môn của họ.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Đề xuất quy định xuất, nhập khẩu giống vật nuôi (4/15/2016 11:34:40 AM)
Tăng cường xuất khẩu sang thị trường Philippines (4/14/2016 10:17:24 AM)
Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ vào EU (4/14/2016 10:15:52 AM)
Từ 1/6: Đài Loan nhập khẩu trở lại thanh long của Việt Nam (4/14/2016 10:13:14 AM)
Xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Hoa Kỳ có xu hướng giảm (4/14/2016 10:11:38 AM)
Campuchia thị trường xuất khẩu chủ lực thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (4/14/2016 10:08:12 AM)
Nhập khẩu sắt thép 2 tháng đầu năm tăng mạnh (4/13/2016 9:02:00 AM)
Áo- thị trường tiềm năng cho hàng xuất khẩu Việt Nam (4/13/2016 9:00:57 AM)
Xuất khẩu tôm khởi sắc (4/13/2016 8:59:35 AM)
Tăng giá trị cá ngừ thông qua đấu giá (4/11/2016 11:14:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com