Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu trầm lắng, nhập khẩu suy giảm

4/19/2016 10:47:59 AM

Quý I năm nay, nền kinh tế đạt mức xuất siêu 0,8 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất cũng như cán cân xuất - nhập khẩu trong những tháng tới còn bộc lộ không ít điểm đáng lo ngại…

Xuất khẩu gặp khó

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quý I chỉ đạt 37,9 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng rất thấp so với thông lệ và càng thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 10% như đã được thông qua. Theo Bộ Công thương, nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu tăng thấp là do phần lớn thị trường nhập khẩu truyền thống của hàng Việt Nam đều suy giảm sức mua do khó khăn kinh tế, tiết giảm nhu cầu tiêu dùng.
Xét về ngành hàng, gạo - mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đang đứng trước nguy cơ gặp khó khăn, bởi phải đối diện với sự sụt giảm về sản lượng dưới ảnh hưởng của nạn hạn hán, xâm nhập mặn trên diện tích khoảng 170 nghìn héc ta. Hậu quả là sản lượng gạo thành phẩm dự báo cũng giảm 500-700 nghìn tấn. Đương nhiên, đó là hệ lụy có tính chất tức thời, nhưng liên quan chặt chẽ đến sự biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trồng và tiêu thụ lúa gạo. Dự báo, sản lượng gạo cả năm 2016 có thể giảm 1 triệu tấn so với ước tính ban đầu theo điều kiện bình thường, không có thiên tai. Tính chung, lượng gạo xuất khẩu quý I đạt gần 1,6 triệu tấn, thu về 692 triệu USD, tăng cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng, đây là hoạt động xuất khẩu dựa trên các hợp đồng đã ký từ năm ngoái và sử dụng gạo thu mua, tồn trữ từ trước. Ngược lại, lượng gạo xuất khẩu qua đường tiểu ngạch giảm gần 50% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, dầu thô xuất khẩu giảm 52% do diễn biến bất lợi, kéo dài của thị trường nhiên liệu thế giới. Đây là sự thiếu hụt lớn đối với ngân sách, đe dọa tới khả năng tạo nguồn cung ngoại tệ cũng như khả năng tăng trưởng chung của nền kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, đó cũng là thực tế phải chấp nhận như một tình huống bất khả kháng, bởi giá dầu thô thấp thì không khuyến khích tăng xuất khẩu nhằm giảm thiểu thiệt hại cũng như "tiết kiệm" nguồn dầu thô để phục vụ mục đích lâu dài. Ngoài ra, sắt thép và sắn (sản phẩm sắn) cũng giảm 17-25% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực là dệt may và giày dép cũng tăng thấp, dưới 10% - tức là thấp hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trước. Như vậy, có thể nói hoạt động xuất khẩu nói chung đang trầm lắng và tụt xuống mức thấp hơn so với định hướng, càng thấp hơn hẳn so với kỳ vọng của Chính phủ và doanh nghiệp (DN).

Nhập khẩu giảm

Hoạt động nhập khẩu quý I diễn ra trái ngược với thông lệ của nền kinh tế, tức là suy giảm thay vì tăng lên. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 37,1 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, xuất siêu là tốt, nhưng cần kiểm chứng rõ cơ cấu nhập khẩu để hiểu bản chất vấn đề, từ đó đưa ra nhận định và điều chỉnh phù hợp. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị đã giảm 14%; chất dẻo, các loại nguyên phụ liệu và nhất là xăng dầu giảm mạnh (giảm 36%) cho thấy sự giảm tốc của một số ngành sản xuất quan trọng và nhu cầu lưu thông hàng hóa. Xét về bản chất, cần lưu ý là một nền kinh tế trong giai đoạn đang phát triển như Việt Nam ở thời điểm hiện tại thì giá trị nhập khẩu thường cao hơn xuất khẩu để phục vụ sự gia tăng của sản xuất trong nước; nhất là tìm đầu vào cho các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho DN. Vì vậy, sự giảm sút nhập khẩu không phải là yếu tố tích cực đối với nền kinh tế.

Như vậy, nếu xét về kết quả đơn thuần thì không có gì đáng ngại về hoạt động cũng như mối quan hệ giữa xuất - nhập khẩu. Nhưng thực tế đặt ra vấn đề đáng suy ngẫm bởi tình trạng xuất khẩu chưa thể bứt phá, chỉ tăng rất thấp trong khi nhập khẩu lại giảm mạnh hơn. Nguyên nhân chính vẫn là sự trầm lắng trong hoạt động sản xuất của nhiều ngành, khiến nhu cầu "ăn" nguyên liệu của DN không thể gia tăng. Đây cũng là một yếu tố minh chứng, giải thích cho việc đã có hơn 20 nghìn DN ngừng hoạt động trong quý I vừa qua trước hàng loạt khó khăn, bất lợi. Điều này chắc chắn sẽ đe dọa đến sức tăng trưởng của nền kinh tế trong những tháng tới.

Trong một diễn biến khác, mức tồn kho của sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,7% so với cùng kỳ, cũng là một biểu hiện không mấy sáng sủa của cộng đồng DN hiện tại. Các loại sản phẩm có mức tồn kho cao nhất gồm sản phẩm điện tử, máy tính, đồ uống, xe có động cơ…

Tóm lại, sự "co ngót" về kim ngạch nhập khẩu là nguyên nhân chính tạo ra kết quả xuất siêu của nền kinh tế. Tất nhiên, điều này không đáng mừng…

Theo Hà Nội Mới

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Quý I-2016: Xuất siêu 1,36 tỷ USD (4/19/2016 10:05:35 AM)
Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất gia tăng nhập điện thoại và linh kiện của Việt Nam (4/19/2016 10:04:13 AM)
Xuất khẩu gạo quý II dự kiến giảm (4/15/2016 11:38:01 AM)
Nhà xuất khẩu thiệt kép (4/15/2016 11:36:10 AM)
Đề xuất quy định xuất, nhập khẩu giống vật nuôi (4/15/2016 11:34:40 AM)
Tăng cường xuất khẩu sang thị trường Philippines (4/14/2016 10:17:24 AM)
Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ vào EU (4/14/2016 10:15:52 AM)
Từ 1/6: Đài Loan nhập khẩu trở lại thanh long của Việt Nam (4/14/2016 10:13:14 AM)
Xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Hoa Kỳ có xu hướng giảm (4/14/2016 10:11:38 AM)
Campuchia thị trường xuất khẩu chủ lực thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (4/14/2016 10:08:12 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com