Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2016

6/27/2016 10:43:39 AM

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, 5 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu hạt điều sang các thị trường đạt 949,83 triệu USD, tăng 14,09% so với cùng kỳ năm 2015.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan là các thị trường tiêu thụ chủ yếu các loại hạt điều của Việt Nam. Trong đó, Hoa Kỳ đứng đầu về kim ngạch, với 322,2 triệu USD, chiếm 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, tăng 4,65% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến thị trường Trung Quốc 134,2 triệu USD, chiếm 14,13%, tăng 22,83%; Hà Lan 121,95 triệu USD, chiếm 12,84%, tăng 34,56%.  

Thị trường Hoa Kỳ tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt điều của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như điểm yếu của nhiều mặt hàng nông sản XK khác, hạt điều XK vẫn còn yếu ở khâu làm thương hiệu. Dù người Mỹ sử dụng rất nhiều hạt điều của Việt Nam, nhưng hầu hết các sản phẩm đều dưới tên gọi nhãn mác của các thương hiệu lớn của Mỹ, họ chưa biết những sản phẩm hạt điều đó có xuất xứ từ Việt Nam.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay sản lượng điều nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu của hơn 300 DN chế biến xuất khẩu. Còn lại phần thiếu hụt thì các DN ngành điều trong nước phải nhập khẩu từ các nước như Campuchia, Ấn Độ, Bờ biển Ngà, một số nước Tây Phi... Vì vậy, việc thiếu hụt và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là không thể tránh khỏi. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), mặc dù ngành nông nghiệp đã có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, nhưng sản lượng khó có thể phát triển nhanh trong vòng 10 năm tới. Dự báo trong năm nay, các DN Việt Nam sẽ nhập khẩu 870.000 tấn hạt điều thô, với tổng giá trị hơn 1,1 triệu USD.

Việc thiếu hụt nguyên liệu không chỉ ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu của DN chế biến mà “nguy hiểm” hơn, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do khó có thể kiểm soát được chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhập. Thực tế, thời gian qua một số DN cho biết về tình trạng điều thô nguyên liệu nhập từ Campuchia, châu Phi có dư lượng chất bảo quản thực vật cao, dẫn đến khi chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU bị trả về.

Ngoài ra, còn có hiện tượng do DN trong nước “nôn nóng” mua đủ lượng nguyên liệu phục vụ đơn hàng xuất khẩu nên đã nhanh chóng ký kết giao kèo với đối tác nước ngoài nhưng không kiểm tra kỹ càng, dẫn đến tình trạng mua phải điều phẩm chất kém, thậm chí đối tác bị “lật kèo” khi giá nguyên liệu thô đột ngột tăng cao.

Mới đây, Vinacas đã đưa ra cảnh báo với các DN ngành điều về vấn đề này, đặc biệt việc các bạn hàng, thị trường nhập khẩu khó tính như Hoa Kỳ, Hà Lan, Úc liên tục cảnh báo về vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), chỉ số vi sinh, chất bảo quản...Nhất là, theo Luật ATVSTP sửa đổi của Mỹ (FSMA), DN nào có vấn đề trong xuất khẩu vào thị trường này có thể sẽ bị Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ từ chối khi xuất các lô hàng tiếp theo. Vì vậy, các DN chế biến điều Việt Nam cần quan tâm hơn đến kiểm soát chất lượng nhân điều để giữ uy tín thương hiệu, cũng như thị trường xuất khẩu bền vững, lâu dài.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

5T/2016

5T/2015

+/- (%) 5T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

949.833.041

832.559.906

+14,09

Hoa Kỳ

322.200.990

307.884.551

+4,65

Trung quốc

134.204.418

109.256.845

+22,83

Hà Lan

121.948.566

90.630.308

+34,56

Australia

41.795.645

41.965.735

-0,41

Anh

38.438.310

27.516.035

+39,69

Canada

33.781.934

32.941.104

+2,55

Đức

30.377.767

22.896.650

+32,67

Thái Lan

24.843.165

25.757.689

-3,55

Israel

15.946.325

12.191.922

+30,79

Italia

12.375.983

10.301.092

+20,14

Nga

11.179.781

7.345.561

+52,20

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

10.729.680

10.552.780

+1,68

Ấn Độ

10.656.313

4.850.174

+119,71

Tây Ban Nha

9.666.413

10.393.966

-7,00

Pháp

8.768.897

5.973.823

+46,79

Nhật Bản

7.662.922

11.378.657

-32,66

New Zealand

7.154.265

6.171.705

+15,92

Hồng Kông

7.117.016

7.088.278

+0,41

Đài Loan

6.064.692

9.001.545

-32,63

Philippines

4.249.954

1.898.612

+123,85

Bỉ

3.606.475

4.493.347

-19,74

Singapore

3.358.246

4.600.424

-27,00

Pakistan

3.341.241

916.066

+264,74

Nam Phi

3.002.316

4.868.875

-38,34

Nauy

2.814.872

2.178.298

+29,22

Hy Lạp

2.230.785

2.512.508

-11,21

Ucraina

338.717

287.147

+17,96

Theo Vinanet.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Giá ngô, lúa mì, đậu tương giảm do bỏ phiếu Anh rời khỏi EU (6/27/2016 10:19:39 AM)
Những nhóm hàng xuất khẩu chính 5 tháng năm 2016 (6/24/2016 11:42:04 AM)
Xuất khẩu nông thủy sản hồi phục (6/24/2016 11:39:09 AM)
Ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao (6/24/2016 11:37:39 AM)
Đến 15-6: Xuất siêu hơn 1,36 tỷ USD (6/23/2016 10:08:22 AM)
Chất lượng thủy sản XK của Việt Nam đảm bảo an toàn (6/23/2016 10:07:00 AM)
Lo Úc cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam (6/23/2016 9:58:45 AM)
Xuất khẩu sang Thái Lan 5 tháng đầu năm 2016 đạt gần 1,45 tỷ USD (6/22/2016 11:09:50 AM)
Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu do sự đóng góp của doanh nghiệp FDI (6/22/2016 11:08:21 AM)
Ngành Dệt may và “giấc mơ” xuất khẩu 50 tỷ USD (6/22/2016 11:05:09 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com