|
Giày dép là nhóm hàng đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước (sau nhóm hàng điện thoại, dệt may và máy vi tính). Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 6/2016 đạt 1,23 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng 5/2016; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang các thị trường trong 2 quí đầu năm 2016 lên 6,27 tỷ USD, tăng trưởng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ các loại giày dép của Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 2,16 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng kim ngạch, tăng 7,67% với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Bỉ đạt 415 triệu USD, chiếm 6,6%, tăng 20,66%. Tiếp đến thị trường Trung Quốc đạt 395,2 triệu USD, tăng 13,6%, chiếm 6,3%.
Nhìn chung, xuất khẩu giày dép 6 tháng đầu năm nay sang đa số các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tăng mạnh ở một số thị trường như: Achentina (+64%); Ucraina (+74%); Nga (+40%).
Theo Hiệp hội Da Giày Túi xách Việt Nam (Lefaso), Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lượng (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil), nhưng là nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về trị giá (sau Trung Quốc và Italy). Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 50 nước, trong khi sản phẩm túi xách hiện đã có mặt tại trên 40 nước.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Lefaso cho biết, do dành tới 90% sản phẩm cho xuất khẩu nên việc suy thoái của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến ngành da giày và túi xách Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của ngành da giày năm 2015 tăng khoảng 16% so với năm 2014, tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ đạt tốc độ trên 7%, riêng túi xách thì tốc độ vẫn đạt được gần 14%.
Theo đánh giá từ Lefaso, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu có khả năng gây thiệt hại tới kinh tế khu vực EU và nền kinh tế toàn cầu, do đó cũng sẽ gây tác động không nhỏ tới việc xuất khẩu da giày và túi xách trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Lefaso cho rằng, trong bối cảnh gặp khó khăn như hiện nay, để ngành da giày và túi xách Việt Nam có thể tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, các DN cần có sự chuẩn bị tốt để tận dụng được tốt lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết và được dự báo là sớm có hiệu lực trong một vài năm tới.
Tuy nhiên, để tận dụng được các lợi thế từ các FTA, các DN ngành da giày và túi xách Việt Nam phải đối mặt với vấn đề về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa; tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh, môi trường, lao động và quy trình công nghệ. Điều này sẽ khiến cho các DN nhỏ và vừa của Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu do năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để bán ra trên thị trường.
Để giải quyết những vướng mắc này, nhiều chuyên gia cho rằng, các DN Việt Nam cần tham gia vào chuỗi giá trị. Tuy nhiên, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, gần như DN Việt Nam ở thế bị động, chúng ta được chỉ định, chứ không có được sự chủ động mình, muốn được nằm ở khâu nào trong chuỗi và hiện số DN Việt Nam được tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng rất ít. Các DN sẽ chủ động được nếu như cùng tham gia chuỗi liên kết nội địa. Trong chuỗi liên kết nội địa sẽ giúp DN đáp ứng được các quy tắc xuất xứ, chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa tại thị trường nội địa cũng như hướng tới xuất khẩu.
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu giày dép 6 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Thị trường |
6T/2016 |
6T/2015 |
+/- (%) 6T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch |
6.274.401.512 |
5.852.004.686 |
+7,22 |
Hoa Kỳ |
2.157.487.476 |
2.003.875.760 |
+7,67 |
Bỉ |
415.234.738 |
344.133.954 |
+20,66 |
Trung Quốc |
395.213.539 |
347.873.151 |
+13,61 |
Đức |
372.615.867 |
342.864.925 |
+8,68 |
Nhật Bản |
346.512.808 |
291.251.098 |
+18,97 |
Anh |
310.982.410 |
333.032.403 |
-6,62 |
Hà Lan |
276.134.941 |
267.880.682 |
+3,08 |
Pháp |
237.294.934 |
212.440.446 |
+11,70 |
Italia |
173.279.857 |
159.557.162 |
+8,60 |
Hàn Quốc |
168.973.750 |
167.191.506 |
+1,07 |
Tây Ban Nha |
128.212.891 |
144.769.854 |
-11,44 |
Canada |
126.342.816 |
104.652.072 |
+20,73 |
Mexico |
114.915.034 |
103.769.409 |
+10,74 |
Australia |
89.893.459 |
79.799.733 |
+12,65 |
Hồng Kông |
80.242.653 |
76.283.843 |
+5,19 |
Braxin |
69.259.002 |
119.425.049 |
-42,01 |
Chi Lê |
60.797.946 |
43.621.303 |
+39,38 |
Tiểu vương quốc Ả Rập TN |
58.749.564 |
55.434.266 |
+5,98 |
Nam Phi |
58.459.106 |
49.478.369 |
+18,15 |
Đài Loan |
54.688.990 |
52.439.596 |
+4,29 |
Panama |
50.712.809 |
62.010.768 |
-18,22 |
Nga |
45.449.347 |
32.420.059 |
+40,19 |
Slovakia |
42.108.289 |
43.857.235 |
-3,99 |
Achentina |
32.646.374 |
19.919.279 |
+63,89 |
Séc |
28.594.920 |
27.382.087 |
+4,43 |
Malaysia |
25.973.010 |
21.978.716 |
+18,17 |
Đan Mạch |
25.654.935 |
32.902.318 |
-22,03 |
Philippines |
23.022.527 |
20.101.400 |
+14,53 |
Thụy Điển |
22.937.543 |
23.814.275 |
-3,68 |
Singapore |
22.510.960 |
23.623.528 |
-4,71 |
Ấn Độ |
19.586.709 |
18.257.385 |
+7,28 |
Thái Lan |
19.031.139 |
14.254.260 |
+33,51 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
18.969.976 |
20.600.548 |
-7,92 |
Israel |
17.983.975 |
15.696.600 |
+14,57 |
Áo |
17.174.418 |
17.007.819 |
+0,98 |
Hy Lạp |
14.791.531 |
14.700.109 |
+0,62 |
Indonesia |
12.290.020 |
11.393.795 |
+7,87 |
NewZealand |
12.274.697 |
11.809.750 |
+3,94 |
Ba Lan |
9.679.465 |
12.098.391 |
-19,99 |
Thụy Sĩ |
9.273.239 |
9.703.721 |
-4,44 |
NaUy |
8.643.999 |
7.144.124 |
+20,99 |
Phần Lan |
8.175.033 |
7.095.670 |
+15,21 |
Ucraina |
3.442.197 |
1.974.992 |
+74,29 |
Bồ Đào Nha |
900.265 |
1.209.967 |
-25,60 |
Hungari |
291.730 |
838.427 |
-65,21 |
Theo Vinanet.
|