Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Kiểm tra chuyên ngành: Bộ Công Thương chậm do “quy trình”

10/3/2016 11:03:20 AM

Các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành đã và đang gây rất nhiều bức xúc, khó khăn cho DN, trong đó có các thủ tục của Bộ Công Thương. Sự chậm trễ này, dường như đang “đi ngược chiều” trong sức nóng của hội nhập, của cải cách, của tiến trình tạo thuận lợi cho DN kinh doanh, phát triển.

Các bộ, ngành không nhanh sẽ gây khó khăn cho DN

Nhiều năm nay, các DN dệt may liên tục “kêu gào” về thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm trong sản phẩm dệt may. Thế nhưng, mặc cho DN kêu cứ kêu, cơ quan quản lý vẫn cứ... áp dụng.

Trên thực tế, việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt trước đây được áp dụng theo Thông tư 32/2009/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may. Tuy nhiên, khi áp dụng Thông tư này, DN dệt may gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc sửa đổi Thông tư 32 được Chính phủ, Thủ tướng đặc biệt quan tâm và yêu cầu Bộ Công Thương sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi cho DN (yêu cầu được đặt ra trong Nghị quyết 19/2016/NQ-CP và Quyết định 2026/QĐ-TTg). Song, mọi sự vẫn chậm chuyển biến.

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, kể từ khi Thông tư 37 ra đời (thay thế cho Thông tư 32) và có hiệu lực từ đầu năm 2016, những vướng mắc của DN vẫn chưa được giải quyết. “Chúng tôi thấy rằng, Nghị quyết 19 ghi rất rõ việc sửa đổi Thông tư 32 theo hướng: Hàng nhỏ lẻ đưa về làm nguyên liệu sản xuất, hàng mẫu thì miễn kiểm tra nhưng trong Thông tư 37 không thể hiện được điều này, do đó hàng hóa vẫn không được miễn kiểm tra”, ông Cẩm nói. Hoặc như quy định kiểm tra hồ sơ trong Thông tư 37 cũng không thể phát hiện ra yếu tố độc hại gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nhưng việc kiểm tra hồ sơ cũng phải mất ít nhất 2 ngày. Điều này khiến DN mất thêm thời gian và tốn kém thêm chi phí. “Tôi không biết chi phí có quy định không, nhưng mỗi nơi thu một kiểu, có nơi thu 1 triệu đồng, nơi thu 2 triệu đồng”, ông Cẩm than.

Về những vấn đề này, Vitas đã có văn bản góp ý gửi Bộ Công Thương, thậm chí cả bản dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 37  dự thảo mới nhất Vitas cũng có công văn trả lời Bộ Công Thương.

Cũng liên quan đến vấn đề kiểm tra chuyên ngành, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, thời gian thông quan hàng hóa, hiện nay 28% thuộc về cơ quan Hải quan, 72% là các bộ ngành khác. Nếu ở các bộ, ngành không nhanh thì sẽ gây khó khăn cho DN. Đơn cử như chuyện NK máy móc đã qua sử dụng, Bộ Khoa học và Công nghệ muốn cấp phép thì phải xin ý kiến của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, để có được ý kiến của Bộ Công Thương thì phải có ý kiến trước của Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Công nghiệp nặng. “Những việc này làm rất lâu. Tôi nghĩ rằng, vấn đề kiểm tra chuyên ngành nếu Bộ Công Thương giảm được thủ tục hành chính, đẩy nhanh công tác trong nội bộ của Bộ thì rất tốt”, ông Tương nêu quan điểm.

Lỗi do... quy trình

Là một trong 13 bộ, ngành được “điểm mặt, chỉ tên” phải cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành và dù không phải là bộ có nhiều thủ tục phải sửa đổi nhất song tiến trình sửa đổi của Bộ Công Thương vẫn được đánh giá rất chậm. Tiến độ này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XNK hàng ngày vẫn diễn ra của DN. Thông tư 37 chỉ là một trong số nhiều văn bản mà Bộ Công Thương đang phải sửa đổi. Không chỉ DN dệt may mà nhiều DN về năng lượng, hóa chất, thép… đang rất bức xúc về thủ tục kiểm tra chuyên ngành khi những thủ tục này đang bị “tố” gây khó khăn, phát sinh chi phí, cản trở sự phát triển của DN.

Mang thắc mắc này “chất vấn” ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, phóng viên nhận được câu trả lời rất gọn: “Một số văn bản không thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương mà quy định trong luật, nghị định khác. Với những văn bản này thì cần có thời gian và đi theo quy trình văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi. Những vấn đề thuộc quyền sửa đổi, Bộ Công Thương đã sửa đổi để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN tại cửa khẩu. Bằng chứng là, Bộ Công Thương đã ban hành bãi bỏ Thông tư 37, xem lại Thông tư 40/2011/TT-BCT về quy định khai báo hóa chất để đơn giản hóa thủ tục hóa chất...”. Cũng theo ông Khánh, không phải Thủ tướng hay Bộ Công Thương có đủ thẩm quyền để thay đổi một quy định của Chính phủ. Việc sửa đổi phải đi theo quy trình, và “mong người dân và DN chờ thêm thời gian”.

Với câu trả lời này thì có thể hiểu rằng, việc chậm của Bộ Công Thương là do quy trình! Chính vì thế, nhiều văn bản, thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương chưa được sửa đổi vì còn liên quan đến các bộ, ngành khác (!?) Chẳng hạn như Thông tư 48/2011/TT-BCT, Bộ Công Thương cho rằng, căn cứ để xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 48 là Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Hiện, 2 Nghị định này đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Do vậy, Bộ Công Thương chưa có đủ cơ sở pháp lý để xây dựng thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 48. Bộ Công Thương sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư 48 khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132 và Nghị định 127 ban hành. Còn rất nhiều văn bản, chính sách của Bộ Công Thương được lý giải chậm theo đúng quy trình như ví dụ này.

“Sốt ruột” với sự chậm trễ này, hồi cuối tháng 8, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cũng đã có buổi làm việc với Bộ Công Thương về cơ chế một cửa quốc gia và kiểm tra chuyên ngành. Nội dung đã được thông báo trước nhưng khi bàn đến vấn đề kiểm tra chuyên ngành thì phía Bộ Công Thương lại “im re” dù có sự tham gia của nhiều vụ, cục chuyên môn. Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương chỉ thông tin rằng, về vấn đề này Bộ Công Thương sẽ sớm rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành để có giải pháp sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Sức nóng của hội nhập, của cải cách, của tiến trình tạo điều kiện thông thoáng cho DN có lẽ chưa bao giờ được đề cập đến nhiều như lúc này. Nếu Chính phủ cứ chỉ đạo, các bộ, ngành cứ hứa suông thì “chuyến tàu” cải cách theo đúng thông điệp của Chính phủ, Thủ tướng rất khó hoàn thành. Khi đó, chỉ có DN là người chịu thiệt mà thôi! Vì thế, cộng đồng DN đang trông chờ vào sự cải cách của Bộ Công Thương đúng như tinh thần ông Khánh đưa ra “Bộ Công Thương không nói suông!”.

Theo báo Hải Quan.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Việt Nam vào nhóm những nước có ca cao hương vị tốt (9/29/2016 2:08:30 PM)
Đề nghị xây dựng cảng trung chuyển biển nước sâu Hòn Khoai (9/26/2016 11:35:27 AM)
Australia bán cổ phần cảng lớn nhất cho Trung Quốc (9/26/2016 11:31:12 AM)
Trung Quốc xây cảng ở Campuchia: Tham vọng lớn (9/26/2016 11:25:51 AM)
Trung Quốc dựng thêm rào cản gạo Việt (9/26/2016 10:24:40 AM)
Châu Á thành điểm đến cho công ty giao hàng quốc tế (9/26/2016 10:22:23 AM)
Tám tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 223,55 tỷ USD (9/26/2016 10:18:13 AM)
Campuchia sắp tung ra gói cho vay đặc biệt để bình ổn giá gạo (9/17/2016 10:46:53 AM)
Làm nông trại trên container - Giải pháp chống lãng phí cho ngành vận tải biển (9/16/2016 9:38:36 AM)
Thương mại điện tử Việt kém cạnh tranh vì logistics (9/16/2016 9:20:46 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com