Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Kết nối Mê Kông tạo sức bật cho kinh tế

10/31/2016 7:33:52 AM

Khu vực Mê Kông là điểm kết nối quan trọng ở châu Á - một thị trường giàu tiềm năng với quy mô GDP trên 660 tỉ USD

Chiều 25-10, Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Mê Kông (WEF-Mekong) lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Phát triển khu vực Mê Kông: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối”. Các đại diện đến từ 180 công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới đã tham dự diễn đàn.

Khu vực tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Giám đốc điều hành WEF Richard Samanscho biết giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Mê Kông đang tăng hằng năm. Đây là minh chứng cho thấy các nhà đầu tư trong khu vực đang được hoan nghênh, đón tiếp nồng hậu. Ông Samans hy vọng thông qua các nỗ lực cải cách, doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực sẽ tăng hơn nữa.

“Khi thúc đẩy quá trình liên kết và cải cách, các nước ASEAN có thể cùng hợp lực tạo nên một nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, với GDP mỗi năm khoảng 2.400 tỉ USD và 600 triệu dân. Vấn đề quan trọng là các nước Mê Kông tăng cường hơn nữa quá trình liên kết cũng như hội nhập nội khối để tăng cường sức mạnh tổng hợp của khối” - ông Samans nhấn mạnh.

Ông Don Lam, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, khẳng định khu vực Mê Kông là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhất trong số các nước ASEAN (trừ Philippines), tăng trưởng kinh tế trong 5-10 năm tới sẽ cao hơn nhiều mức bình quân của ASEAN.

“Từ khía cạnh tăng trưởng kinh tế, chúng tôi nhìn thấy cơ hội đầu tư rất lớn. Vì thế, chúng tôi rất hứng thú với khu vực này. Đó là lý do tôi nghĩ diễn đàn lần này thu hút rất nhiều công ty đa quốc gia và khu vực tham dự” - ông Lam nhìn nhận.

Từ quan điểm du lịch, ông Anthony Fernandes, Chủ tịch Hãng Hàng không AirAsia (Malaysia), cho rằng rất nhiều người trên thế giới chưa từng nhìn thấy khu vực Mê Kông, chủ yếu do thiếu sự kết nối. “Vài tháng qua, khi đi thăm Hội An, Đà Nẵng, TP HCM và Hà Nội, chúng tôi nhìn thấy cơ hội lớn trong phát triển du lịch ở khu vực Mê Kông. Rất nhiều sản phẩm ở Mê Kông có thể được mang đi những khu vực khác của ASEAN. Từ khía cạnh của AirAsia, tôi thấy các hoạt động kinh doanh ở đây diễn ra rất sôi nổi” - ông Fernandes nhận xét.

Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn Lippo (Indonesia) James Riady, diễn đàn của WEF cần tập trung vào nhiệm vụ giúp các nhà làm chính sách đưa ra chính sách phù hợp. Bởi lẽ, tốc độ thay đổi đang diễn ra nhanh chóng khiến nhiều chính sách không theo kịp. Cần có một môi trường mà ở đó có những quy định để khu vực công và tư có thể làm việc cùng nhau để tạo ra những chính sách phù hợp. Một điều đang diễn ra ở các khu vực khác trên thế giới là các chính sách được đưa ra ở tầm quốc gia, khu vực hay toàn cầu.

Ông Riady bày tỏ: “Chúng tôi đang trông đợi những DN từ Campuchia, Lào, Việt Nam và những nước khác có thể nhìn xa hơn biên giới quốc gia, điều này rất quan trọng. Với cách mạng công nghiệp số hiện nay, ngay cả một DN nhỏ cũng có thể vươn ra khu vực”.

Hình thành chuỗi cung ứng khu vực

Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các nước khu vực Mê Kông thời gian qua vừa có sự hợp tác, bổ sung vừa có sự cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển. Ví dụ, lợi thế chung trong sản xuất, xuất khẩu gạo, dệt may, da giày, thủy sản, nông lâm… là cơ sở để các nước trong khu vực hợp tác nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm. Khu vực Mê Kông có tính liên vùng rất cao nên việc xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng của các hành lang kinh tế tiểu vùng như hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế phía Nam… giúp chi phí vận chuyển, hậu cần, logistics… giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Đặc biệt, chúng ta gần 2 thị trường lớn: Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó Trung Quốc có nhu cầu lớn về nông sản, thủy sản… Do đó, các nước trong khu vực có thể tăng cường kết nối, cùng hình thành chuỗi cung ứng khu vực, tận dụng lợi thế so sánh nền nông nghiệp hữu cơ trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra” - Thủ tướng nêu.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng cho rằng các nước Mê Kông cần tập trung vào việc duy trì hòa bình, ổn định; kết nối hạ tầng cơ sở về năng lượng và kỹ thuật số cũng như bảo đảm dòng trung chuyển thương mại hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực. Trong khi đó, Tổng thống Myanmar Htin Kyaw cho rằng quyết tâm chính trị của lãnh đạo các nước chính là động lực quan trọng cho hợp tác và kết nối kinh tế trong khu vực.

Theo Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak, nhằm tối đa hóa tiềm năng của các nước thuộc vùng Mê Kông, cần làm sâu sắc hội nhập và liên kết kinh tế khu vực. Trong đó, cần cam kết cao về việc xóa bỏ các hàng rào thương mại, từ ở biên giới cho đến các tiểu vùng. Ngoài ra, việc bảo đảm kết nối đa chiều thông suốt cả phần cứng và phần mềm, tạo nền tảng vững chắc mang tính bao trùm là điều kiện tiên quyết giúp hội nhập kinh tế khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất 4 sáng kiến kết nối khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Trong đó, kết nối kinh tế là một trọng tâm ưu tiên. Các nước Mê Kông cùng các đối tác trong và ngoài khu vực cần tiếp tục đẩy mạnh kết nối giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng. Hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch là động lực quan trọng.

Các nước Mê Kông cùng các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng một thị trường thống nhất vào năm 2025. Theo đó, cần hợp tác, tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới; đơn giản hóa và hài hòa quy trình, thủ tục trên các tuyến hành lang kinh tế. Ngoài ra, cần đổi mới, sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh; phát triển bền vững và bao trùm.

Ra mắt Hội đồng Kinh doanh ASEAN

Tại WEF-Mekong, Hội đồng Kinh doanh khu vực ASEAN (RBC) với sự tham gia của 55 DN đã chính thức ra mắt. Ông Justin Wood, Trưởng Đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF, cho biết RBC gồm 25 DN hàng đầu ASEAN và 30 DN hàng đầu thế giới, nhằm tăng cường hợp tác công - tư trong các lĩnh vực cấp bách nhất mà ASEAN đang phải đối mặt.

RBC sẽ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác: xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư, thương mại trong khối ASEAN, xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, nghiên cứu về tình hình việc làm và ngành nghề trong khu vực... RBC cũng dự kiến triển khai một loạt sáng kiến trong thời gian tới, trong đó có chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược.

Theo ông Nazir Razak, Chủ tịch RBC, một trong những ưu tiên hàng đầu của RBC là thúc đẩy dỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan; tăng cường sự phát triển của các DN vừa và nhỏ.

Theo báo Người lao động.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Dự báo sản lượng dầu cọ Malaysia năm 2017 sẽ tăng 5,6% (10/24/2016 11:59:40 AM)
Indonesia tung chiêu cầu ảo về cà phê? (10/24/2016 11:56:41 AM)
“Loay hoay” kết nối vận tải đường bộ quốc tế (10/20/2016 11:44:44 AM)
Đề nghị sớm bàn giao cảng, bến sông cho TP.HCM (10/20/2016 11:36:54 AM)
Giá xăng hôm nay có thể tăng mạnh (10/20/2016 11:33:00 AM)
Giá gạo châu Á nhích tăng (10/20/2016 11:31:28 AM)
Mỹ: Trung Quốc sẽ 'nhào vào' nếu TPP thất bại (10/10/2016 10:03:15 AM)
Doanh nghiệp được lợi gì khi tham gia chuyển cửa khẩu tại cảng nội địa ICD Mỹ Đình? (10/10/2016 10:01:12 AM)
Kiểm tra chuyên ngành: Bộ Công Thương chậm do “quy trình” (10/3/2016 11:03:20 AM)
Việt Nam vào nhóm những nước có ca cao hương vị tốt (9/29/2016 2:08:30 PM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com