Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Năm 2010: Sản lượng thép thế giới đạt kỷ lục

1/29/2011 9:37:48 AM

Sản lượng thép thế giới năm 2010 đã leo lên mức cao kỷ lục mới nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế đang nổi và sự cải thiện về hoạt động sản xuất ở các nước phát triển, cho dù lĩnh vực xây dựng vẫn còn yếu kém.

 

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Thép Thế giới cho thấy, sản lượng thép toàn cầu năm ngoái đạt 1,414 tỷ tấn, tăng 15% so với 1,229 tỷ tấn của năm 2009 và vượt kỷ lục 1,327 tỷ tấn thiết lập năm 2008.

 

Nhà phân tích Anthony de Carvalho ở Uỷ ban thép thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, sản lượng năm qua tốt hơn nhiều so với dự đoán, và rằng các gói kích thích kinh tế của các chính phủ đã gián tiếp giúp đỡ ngành thép toàn cầu năm qua. Tuy nhiên sản lượng của nhiều nước vẫn đang ở dưới mức trước khủng hoảng.

 

Nhà phân tích này đồng thời cho biết, châu Á và các nước đang phát triển khác đã chèo lái sự tăng trưởng và giúp sản lượng toàn cầu đạt kỷ lục, trong khi sản lượng của các nền kinh tế Phương Tây vẫn chưa quay về mức của năm 2008 do lĩnh vực xây dựng vẫn trì trệ.

 

Sản lượng thép của Trung Quốc, quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, đã tăng 9,3% trong năm qua lên 626,7 triệu tấn, nhưng thị phần trong tổng sản lượng toàn cầu lại giảm xuống còn 44,3% từ mức 46,7% của năm 2009.

 

Theo các nhà phân tích, tăng trưởng của ngành thép Trung Quốc vẫn mạnh nhưng bị tác động bởi chính sách giảm tiêu thụ năng lượng hồi cuối năm 2010.

 

Peter Fish, giám đốc quản lý của MEPS, công ty tư vấn và cung cấp thông tin về thép thế giới có trụ sở tại Anh nhận định “Trung Quốc đã gặp nhiều vấn đề khi nỗ lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên ngành thép nước này đã không thể tăng trưởng 20 – 30% như vài nước khác, do năm 2009 khi ngành thép nhiều nước chìm trong khủng hoảng thì Trung Quốc lại không”.

 

Sản lượng thép Trung Quốc dự đoán sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2011, với tốc độ khoảng 5%. Theo giới phân tích, dù kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhưng chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát có thể ảnh hưởng tới nhu cầu thép trong năm nay.

 

Sản lượng thép của Nhật Bản, quốc gia sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, đã tăng 25,2% trong năm ngoái và đạt 109,6 triệu tấn. Sản lượng tăng nhờ xuất khẩu tăng mạnh sang các nước láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc.

 

Sản lượng thép tại EU và Mỹ năm qua cũng tăng nhưng cũng chưa về mức trước khủng hoảng. Sản lượng của Liên minh châu Âu năm qua tăng 24,6% đạt 172,9 triệu tấn còn của Mỹ tăng 38,5% lên 80,6 triệu tấn. Ngành thép những nơi này hiện đang đối mặt với tình trạng quá công suất.

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2010 (1/29/2011 9:37:09 AM)
Châu Âu nhập cá tra Việt với mức giá 3 USD mỗi kg (1/29/2011 9:36:02 AM)
Giữa mùa bán hàng, ôtô nhập khẩu vẫn ế (1/29/2011 9:33:10 AM)
Nông sản lại “xếp hàng” ở cửa khẩu (1/29/2011 9:32:27 AM)
Hải quan bắt hàng lậu, dân buôn bắt... hải quan (1/28/2011 9:40:11 AM)
Lũ lụt làm giảm xuất khẩu than đá của Australia (1/28/2011 9:37:22 AM)
Ôtô, điện thoại bị kiểm soát đặc biệt về giá khi qua hải quan (1/28/2011 9:36:43 AM)
Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011 khoảng 5,2 tỷ USD (1/28/2011 9:34:54 AM)
Tháng 1-2011, xuất nhập khẩu tăng gần 20% (1/28/2011 9:34:26 AM)
Tháng 1 nhập siêu 1 tỉ USD (1/28/2011 9:31:56 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com