Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhiều hãng tàu ngoại từ chối container lạnh từ Việt Nam

11/7/2011 9:09:13 AM

Sau một số vụ nổ tại cảng trong nước và quốc tế từ đầu năm tới nay, hiện Đã có 2 vụ nổ container lạnh tại Tân Cảng và Cát Lái vào tháng 4, container lạnh từ Việt Nam đã bị một số hãng tàu ngoại áp lệnh cấm.

Hôm 4/11, cảng Cát Lái đã có cuộc họp với các hãng tàu liên quan đến nhiều thông báo từ nhiều cảng tại Mỹ và Liên minh Châu Âu, áp lệnh ngưng vận chuyển container lạnh. Trong cuộc họp này, đại diện các hãng tàu ở Việt Nam đã thống nhất yêu cầu chỉ định một giám định nước ngoài có uy tín kết hợp với cơ quan trong nước để kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân xảy ra các vụ nổ container lạnh này.

Hồi cuối tháng 10, Trung tâm điều độ Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã nhận được các thông báo từ một số hãng tàu ngoài về việc tạm dừng PTI (kiểm tra tình trạng kỹ thuật), sữa chữa tại cảng Cát Lái, hoặc không cho phép cảng thực hiện việc sửa chữa liên quan đến gas của các container lạnh.

Nguyên nhân là đã xảy ra một số vụ nổ container lạnh (dùng vận chuyển hàng đông lạnh xuất khẩu như thủy sản...) xuất xứ từ Việt Nam. Vào tháng 4, hai container của một hãng tàu nước ngoài đã nổ tại cảng Tân Cảng - Cát Lái. Cả hai container này đều xảy ra sự cố sau khi cắm điện vận hành PTI khoảng 15-20 phút, làm một người chết và 6 người bị thương. Một tháng sau tổ điều tra của Tổng Công ty Tân cảng đã kết luận sơ bộ nguyên nhân nổ là do gas có lẫn tạp chất.

Đến tháng 10, một container rỗng lạnh của một hãng tàu khác đang nạp gas PTI tại Trung Quốc. Tiếp theo là một vụ nổ khác xảy ra trên cảng Brazil. Hãng tàu xác định các container này đóng hàng ở Việt Nam.

Từ những vụ nổ container lạnh xuất đi từ Việt Nam này, một số cảng biển, hãng tàu tại Mỹ, Liên minh Châu Âu bắt đầu khắt khe với container Việt.

"Chúng tôi được thông báo tình trạng nghiêm trọng liên quan đến các container lạnh sử dụng tại Việt Nam khi thay gas nhiễm bẩn vào hệ thống lạnh. Các hãng tàu vui lòng kiểm tra container lạnh sử dụng tại Việt Nam trong 3 tháng qua'', cảng Huchison của Anh thông báo công khai trên website.

Hiệp hội hàng hải Thái Bình Dương cũng nhìn nhận hệ quả là các cotainer lạnh từ Việt Nam bị cảng, hãng tàu ngoại cách ly và kiểm tra chặt, khiến thời gian vận chuyển kéo dài, chi phí tăng cao.

Theo Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (Visaba), hiện nay chính quyền cảng biển của Mỹ và liên minh Châu Âu đã gây sức ép cho các hãng tàu gần như đồng loạt ngưng vận chuyển container sử dụng dịch vụ kỹ thuật lạnh tại Việt Nam.

"Từ sự cố nổ container lạnh tưởng như chỉ giới hạn trong phạm vi một cảng tại TP HCM nhưng đã lan tỏa và ảnh hưởng rộng, Việt Nam đang thiệt hại rất nhiều", đại diện Visaba khẳng định.

"Các hãng tàu đã chuyển hướng sử dụng dịch vụ kiểm tra container lạnh ở nước ngoài, ví dụ tàu đi Mỹ sẽ ghé cảng Hong Kong kiểm tra lạnh thay vì làm ở Việt Nam như trước đây", đại diện Visaba cho biết. Mất khách hàng, tính trung bình Việt Nam mất khoảng 15-20 USD mỗi container phải kiểm tra lạnh.

Đại diện Visaba cho rằng cần kiểm tra lại tiêu chuẩn của các bên cung cấp gas cho hãng tàu đã để xảy ra nổ.

"Nếu cơ quan chức năng Việt Nam không đưa ra được kết luận và giải pháp cụ thể thì có khả năng container lạnh bị đưa vào danh sách "đen" hoặc gây mất an minh cảng kể cả tại các cảng chuyển tải. Lúc đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam", đại diện một hãng tàu Nhật Bản cảnh báo.

Ông Ngô Minh Thuấn, Phó tổng giám đốc Tân Cảng Sài Gòn cam kết sẽ sử dụng đúng loại gas theo yêu cầu của từng hãng tàu, từ các nhà cung cấp chính thức, có nguồn gốc và chứng chỉ rõ ràng. Về lâu dài, Tân cảng Sài Gòn sẽ thực hiện chức năng nhập khẩu gas trực tiếp từ nước ngoài. Từ giữa tháng 11 Tân Cảng bắt đầu sử dụng máy kiểm tra chất lượng gas để giám sát, thẩm định thường xuyên gas trước khi nạp vào các container.

Theo VnExpress

 

TIN LIÊN QUAN
Bao giờ container lên được đường sắt? (4/8/2015 10:49:04 AM)
Hơn 5.000 container “rác thải” chủ yếu là hàng tái xuất đi TQ (3/9/2015 10:25:21 AM)
Áp dụng mã vạch với hàng xuất nhập khẩu bằng container (1/14/2015 10:23:16 AM)
Mở rộng bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ container (12/19/2014 10:18:25 AM)
Cảng vụ Hàng hải có quyền đình chỉ hoạt động container bị hỏng (10/30/2014 9:11:38 AM)
Hàng trăm container “hàng cấm” vẫn dồn ứ tại cảng Đà Nẵng (10/23/2014 10:20:31 AM)
Đau đầu xử lý hàng ngàn container “bỏ quên” (10/23/2014 10:01:04 AM)
Thu thuế tăng 4-5 lần cho mỗi container hàng Trung Quốc (9/25/2014 11:47:23 AM)
Nỗi lo từ chính quyền cảng Trung Quốc (5/29/2014 9:18:46 AM)
Sản lượng container tuyến Á-Âu giảm 7.4% trong tháng 2 (4/10/2014 9:09:37 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Hạ thủy tàu chở dầu thô lớn nhất Việt Nam (11/7/2011 8:44:52 AM)
Mỹ ngừng dỡ “container phát nổ” từng qua cảng Việt Nam (11/7/2011 8:39:44 AM)
Không có chuyện Cục Hàng hải phản đối việc sáp nhập các công ty hoa tiêu (11/5/2011 9:10:58 AM)
Lưu thông qua Rotterdam tăng, dự kiến tăng trưởng chậm vào cuối năm (11/5/2011 8:51:02 AM)
Seago tăng cước vận tải hàng xuất khẩu Ai Cập đến châu Âu (11/5/2011 8:50:26 AM)
Nan giải xử lý hàng tồn đọng tại các cảng ở TP.HCM (11/4/2011 9:57:11 AM)
Lưu thông container Savannah tăng 11.1% (11/4/2011 9:31:20 AM)
Đầu tư cảng biển: Vung tay quá trán? (11/3/2011 9:53:56 AM)
Chính quyền cắm biển sai, cảng biển tê liệt (11/3/2011 9:18:25 AM)
Grand China tạm ngừng tuyến xuyên Thái Bình Dương (11/2/2011 9:42:59 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com