Thông tin
trên được nêu rõ trong Báo cáo thực trạng hoạt động của tập đoàn (TĐ), tổng
công ty (TCT) nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải
pháp giai đoạn 2011 - 2015, do Chính phủ vừa gửi tới các ĐBQH.
Theo báo cáo, số nợ phải trả của các TĐ, TCT trên tổng vốn chủ sở
hữu năm 2006 là 419.991 tỉ đồng, bình quân bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu. Đến
hết năm 2010, tổng số nợ phải trả của các TĐ, TCT là 1.088.290 tỉ đồng. “Có 30
TĐ, TCT tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 7 TCT
trên 10 lần, 9 TCT trên 5 - 10 lần và 14 TCT từ 3 - 5 lần”, báo cáo nêu.
Về kết quả kinh doanh, năm 2009 lợi nhuận của các TĐ, TCT là
97.537 tỉ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2008. Đến năm 2010, con số này tăng
lên 162.910 tỉ đồng, tăng 66% so với thực hiện năm 2009.
TĐ kinh doanh thua lỗ đầu tiên được nhắc đến là điện lực Việt Nam
(EVN), kế đến là TCT hàng hải Việt Nam (có nguyên nhân khi tiếp nhận các doanh
nghiệp (DN), dự án từ Vinashin theo quyết định của Thủ tướng, thì nợ phải trả
của TCT tăng làm tăng chi phí lãi vay thêm nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của TCT).
Trong báo cáo, Chính phủ cũng nêu rõ định hướng nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu với các TĐ, TCT 5 năm tới. Đáng chú ý, Chính phủ sẽ ban hành Nghị
định về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước
làm chủ sở hữu. Đề án này Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ trong quý 4 năm
nay. Sau khi thực hiện được 2 - 3 năm, Chính phủ sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để
nghiên cứu trình QH nâng nghị định thành luật.
Một trong những nội dung cơ bản của nghị định này là quy định rõ
các DN đã đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư,
công ty đầu tư chứng khoán có trách nhiệm hoàn thành việc thoái vốn trước ngày
31.12.2015.
Theo TNO