Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thị trường Pháp : Triển vọng 2012

12/13/2011 9:37:25 AM

Cộng hòa Pháp, với thế mạnh của một nước công nghiệp tiên tiến, xuất khẩu nhiều máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (máy bay dân dụng, ô tô và phụ tùng) sản phẩm cơ khí, đồ điện, máy tính, dược phẩm và các loại nguyên liệu bán thành phẩm (hóa chất, thép, cao su…) đến nhiều nơi trên thế giới.

 

CôngThương - Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của Pháp đạt 394 tỉ euro, tăng khoảng 9% so với 2009. Trong đó, xuất khẩu sang các nước châu Âu đạt 290 tỉ euro, sang châu Mỹ 95 tỉ euro, sang châu Á 45 tỉ euro. Xuất khẩu năm 2011 dự kiến đạt 425 tỉ euro tăng 8% so với năm 2010. Trung Quốc đang nổi lên là thị trường xuất khẩu quan trọng của Pháp với các hợp đồng có giá trị lên đến 20 tỷ euros được ký kết nhân chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm 2010 (160 máy bay Airbus trị giá 12 tỷ euro, 2 lò điện hạt nhân EPR kèm theo các thanh nhiên liệu trị giá 8 tỷ euro), thỏa thuận hợp tác xây dựng một nhà máy tái chế chất thải hạt nhân trị giá 15 tỷ euro, các hợp đồng trong lĩnh vực truyền thông với sự tham gia của Alcatel Lucent và dược phẩm với sự tham gia của Sanofi Adventis.

 

Đồng thời, Pháp nhập khẩu nhiều nguyên liệu công nghiệp (dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại,…) và hàng tiêu dùng (dệt may, giày dép, thủy sản, thịt gia súc, cà phê, hồ tiêu, rau quả, đồ gỗ, đồ gia dụng,…) từ nhiều nguồn khác nhau trên thế giới. Pháp cũng nhập khẩu nhiều bán thành phẩm công nghiệp như một phần tất yếu của quá trình chuyên môn hóa và toàn cầu hóa.

 

Nhập khẩu hàng hóa năm 2010 của Pháp đạt 446 tỉ euro, tăng 9% so với năm 2009, tập trung vào các loại bán thành phẩm của ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ, hóa chất, linh kiện, phụ tùng điện, máy móc điện tử. Nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị và hàng công nghiệp tiêu dùng cũng tăng từ 5 – 7%. Ngược lại, các mặt hàng như dược phẩm, đồ điện tử lại giảm. Nhập khẩu từ các nước châu Âu khác tăng nhẹ trong năm 2010, trong khi nhập khẩu từ châu Mỹ và châu Á tăng mạnh với các mức 15,6% và 13,2%. Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu năm 2011 ước đạt 490 tỉ euro, tăng 10%.

 

Do nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, cán cân thương mại của Pháp liên tục thâm hụt trong nhiều năm qua. Năm 2010, Pháp nhập siêu 52 tỉ euro và dự báo cuối năm 2011 lên tới 65 tỉ euro, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Tuy không bị lún sâu vào khủng hoảng như một số nước châu Âu khác (Hy Lạp, Ai len, Ý, Tây Ban Nha), bức tranh kinh tế - chính trị - xã hội nước Pháp năm 2010 và 2011 vẫn chưa thực sự khởi sắc: Ngân sách quốc gia chưa được cải thiện; cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt lớn; niềm tin đầu tư và tiêu dùng thấp; thất nghiệp nhiều; lạm phát gia tăng. Trước tình hình đó, Tổng thống Nicola Sakozy đã có những động thái thúc đẩy cải cách chính sách an sinh xã hội, định cư và cấp giấy phép lao động theo hướng giảm ưu đãi đối với người nhập cư và sinh viên nước ngoài để khắc phục phần nào thâm hụt ngân sách và cải thiện thị trường lao động cho người Pháp.

 

Mặc dù tình hình kinh tế nước Pháp gặp khó khăn, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Pháp hai năm qua vẫn tăng trưởng khá. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Pháp năm 2010 đạt hơn 2,15 tỉ euro, tăng 19% so với năm 2009. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp đạt hơn 1,35 tỉ euro, tăng hơn 11%. Năm 2011, tổng giá trị trao đổi hàng hóa Việt Nam – Pháp ước đạt 2,2 tỉ euro, tăng 10,9%. Xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp ước đạt 1,6 tỉ euro, tăng 18,5%.

 

Nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp tăng đột biến từ cuối năm 2009 và vẫn duy trì tốc độ tăng cao đến hết năm 2010. Năm 2010 nhập khẩu của Việt Nam đạt 800 triệu euro, tăng gần 50%. Năm 2011, nhập khẩu tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm nhưng chững lại trong quý III và giảm mạnh trong quý IV. Tính đến cuối năm 2011, nhập khẩu của Việt Nam từ Pháp ước đạt 600 triệu euro, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Pháp đạt khoảng 550 triệu euro năm 2010 và dự kiến chạm ngưỡng 1 tỉ euro năm 2011.

 

Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có đồ gia dụng, giày dép và sản phẩm dệt may đạt mức tăng trưởng cao và ổn định (các mức tăng tương ứng 11%, 16% và 23%). Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh năm 2010 (37%) nhưng chỉ tăng 5% năm 2011. Xuất khẩu sản phẩm cơ khí tăng kỷ lục 70% năm 2010 nhưng lại giảm 15% năm 2011. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2011 tính trên tất cả các sản phẩm ước đạt 18%, tính trên 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực ước đạt 30%.

 

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp tăng liên tục chủ yếu nhờ cơ cấu hàng hóa có tỷ trọng hàng tiêu dùng thiết yếu cao, với giá cả hợp lý, chất lượng đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng Pháp. Nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2000 – 2010, khi Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa các ngành công nghiệp, phát triển ngành hàng không dân dụng và bắt đầu hình thành tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập trên trung bình. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2011 đã chứng kiến sự sụt giảm xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam tập trung vào các loại xe du lịch, rượu vang và mỹ phẩm. Biến động tỉ giá bất thường giữa VNĐ và Euro trong năm 2011 cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thương mại Việt – Pháp. Xu hướng tăng giá đồng Euro đã gây bất lợi cho xuất khẩu của Pháp trong khi có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam.

 

Dự báo năm 2012 và các năm sau đó, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và đồ gia dụng tại Pháp sẽ tiếp tục tăng. Người tiêu dùng Pháp, lâu nay được coi là kỹ tính, có xu hướng giảm dần sự cầu kỳ và chấp nhận các loại hàng hóa nhập khẩu mới có xuất xứ xa xôi hoặc lạ nhưng giá cả hợp lý, nhất là trong thời kỳ khó khăn kinh tế. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: Hàng may mặc, giầy thể thao, gạo, cà phê, hồ tiêu và thủy sản bắt đầu được người tiêu dùng Pháp, trong đó có đông đảo người Việt Nam và các cộng động gốc châu Á tín nhiệm và ưa chuộng. Các nhóm sản phẩm này có sức cạnh tranh đang lên trên thị trường Pháp và trong những năm tới có thể gia tăng thị phần. Tuy nhiên, một số loại thủy sản đang trong tầm ngắm của các cơ quan chuyên trách về phòng vệ thương mại, an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật của Pháp và EU. Các doanh nghiệp thủy sản cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và cẩn trọng về điều kiện thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu, tránh tổn thất. Ngoài hàng tiêu dùng thiết yếu bình dân, thị trường Pháp cũng có nhu cầu đáng kể hàng tiêu dùng cao cấp dành cho tầng lớp dân cư có thu nhập cao và khách du lịch. Nhóm khách hàng này có số lượng ít hơn người tiêu dùng thu nhập thấp và trung bình nhưng sức mua rất lớn, nên có thể mang lại lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có khả năng sản xuất sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao.

 

Về giá cả, các loại thủy sản, hàng dệt may và giày dép có xu hướng tăng giá nhẹ trong khi đồ dùng gia đình, đồ gỗ công nghiệp và dụng cụ cơ khí có giá ổn định, thậm chí giảm.

 

Trong bối cảnh cơ bản thuận lợi, các sản phẩm xuất khẩu nêu trên của Việt Nam vẫn gặp một số khó khăn tại Pháp khi phải cạnh tranh với các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ các nước được hưởng chính sách thương mại ưu đãi của EU (Đông Âu, châu Phi, các nước vùng Caribe và Địa Trung Hải…). Ngược lại, xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam cũng chịu sức ép cạnh tranh đáng kể của các sản phẩm đến từ các nước láng giềng, có khoảng cách địa lý gần hơn và giá cả rẻ hơn, thậm chí còn được hưởng ưu đãi tiếp cận thị trường nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Tình hình này sẽ tiếp tục gây bất lợi cho quan hệ thương mại Việt Nam - Pháp, nếu EU và Việt Nam không đạt được thỏa thuận về một hiệp định thương mại tự do giữa hai bên, trong khi mỗi bên lại tham gia vào các thỏa thuận mở cửa thị trường với các nền kinh tế khác.

 Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu thủy sản sang Pháp: Cá tra khó khăn, tôm rộng cửa (5/16/2014 9:42:30 AM)
Xuất khẩu hàng hóa sang Pháp đạt gần 362 triệu USD (4/14/2014 9:03:39 AM)
Thương mại Việt Nam-Pháp đạt 3,5 tỷ EUR (2/24/2014 8:53:58 AM)
Kim ngạch thương mại Việt-Pháp tăng 6% (2/21/2014 9:51:38 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Kinh tế Pháp vẫn đang ở trong tình trạng bấp bênh (12/26/2013 10:35:05 AM)
Tầm cao mới trong quan hệ Việt-Pháp (11/30/2013 9:49:02 AM)
Xuất khẩu hàng hóa sang Pháp 9 tháng đầu năm 2013 đạt 1,51 tỷ USD (10/31/2013 9:37:10 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Xuất siêu sang Pháp đạt 0,63 tỷ USD (10/4/2013 10:05:24 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Châu Á - Thái Bình Dương: Nâng tầm vị thế Việt Nam (12/12/2011 9:39:01 AM)
Giá xe máy tiếp tục giảm dù thị trường đã ấm lên (12/12/2011 9:36:25 AM)
Đề án Tái cấu trúc CTCK giai đoạn 2011-2015: Sẽ thu hẹp số lượng CTCK (12/12/2011 9:35:41 AM)
Tái cơ cấu kinh tế trên thế giới: Xu hướng và kinh nghiệm (12/12/2011 9:33:16 AM)
Cùng doanh nghiệp biến khó thành cơ hội (12/12/2011 9:32:10 AM)
10 rủi ro lớn của kinh tế thế giới 2012 (12/10/2011 10:20:07 AM)
Doanh nghiệp Trung Quốc bán tàu với giá sắt vụn (12/10/2011 10:19:20 AM)
Nhiều thông tư làm khó doanh nghiệp (12/10/2011 10:18:23 AM)
Hướng đi nào cho công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu? (12/10/2011 10:17:47 AM)
“Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012: Đâu là cơ hội?” (12/9/2011 9:30:02 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com