|
Trong những năm qua ngành chế biến đồ
gỗ xuất khẩu tuy tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 25%- 30%/năm) nhưng
chất lượng tăng trưởng còn thấp. Nguyên nhân của chất lượng thấp này là do
thiếu gỗ nguyên liệu. Hiện có đến 80% số nguyên phụ liệu dùng trong ngành chế
biến đồ gỗ phải nhập khẩu từ nước ngoài. Theo ước tính, chúng ta phải
nhập khoảng 3- 4 triệu m³/năm với giá trị gỗ nhập khẩu lên tới 1 tỷ USD/ năm.
Trong khi đó, giá gỗ thế giới ngày một tăng cao, cho chi phí vận tải
và sản xuất cũng tăng cao.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, thì
11 tháng năm 2011 Việt Nam đã nhập khẩu 1,2 tỷ USD gỗ và sản phẩm, tăng
16,94% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,2% tỷ trọng nhập khẩu của cả nước. Nếu
tính riêng tháng 11, thì kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm giảm so với tháng
10/2011 và cũng giảm so với Tháng 10/2010, tương đương với kim ngạch 107,2
triệu USD.
Nhìn chung, 11 tháng năm này kim ngạch nhập khẩu
gỗ và sản phẩm giảm ở hầu hết các thị trường, số thị trường tăng trưởng chỉ
chiếm 30,4%.
Những thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho
Việt Nam cũng đều giảm kim ngạch. Tuy nhiên, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc
vẫn tăng trưởng, tăng 8,68% so với cùng kỳ, với 165,7 triệu USD, chiếm 13,67%.
Riêng tháng 11 nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường này tăng 23,47% so với
tháng 10/2011 và tăng 22,54% so với tháng 11/2010, tương đương với 20,2 triệu
USD.
Theo chuyên gia kinh tế của Hiệp hội Gỗ và
Lâm sản Việt Nam, cũng là nguyên liệu gỗ keo, hiện chúng ta phải nhập khẩu với
giá thấp nhất 140 USD/m³, thậm chí có một số doanh nghiệp nước ngoài chào giá
220 USD/m³. Vậy nếu chúng ta sử dụng gỗ rừng trồng trong nước thì gỗ xẻ
cũng là gỗ keo có đường kính D>20cm, thì gỗ tròn mua vào để xẻ giá
trung bình chỉ có 0,8 – 1tr/m³. Tuy chất lượng của gỗ rừng trồng trong nước
không kém là mấy so với gỗ nhập khẩu nhưng chi phí lại thấp hơn rất
nhiều.
Như vậy, nhìn từ góc độ kinh tế, sử dụng gỗ rừng
trồng trong nước để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trực tiếp sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, chủ động về nguyên liệu, hạ thấp chi phí nguyên
liệu, và quan trọng là tiết kiệm được một khoản ngoại tệ nhập khẩu gỗ, góp phần
giảm nhập siêu cho đất nước.
Cũng theo chuyên gia này, thì tiềm năng nguyên
liệu gỗ rừng trong nước hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng.
Thứ nhất, nếu trồng rừng gỗ nhỏ, tận
dụng gỗ xẻ trong chu kỳ khoảng 7 năm thì sản lượng khai thác gỗ trung bình thu
đượclà 60 m³/ha. Cũng theo phương án này, sản lượng gỗ xẻ khai thác được khoảng
1.2 triệu m³/năm. Nếu sử dụng được 30% số gỗ này cho SX đồ mộc chúng ta sẽ có
khoảng 0,4 triệu m³ gỗ/năm, nếu sử dụng 50% sẽ có 0,6 triệu m³ gỗ/năm.
Thứ hai, trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ
khoảng 10-12 năm. Việc chặt tỉa được chia làm 2 chu kỳ vào năm thứ 6 và năm thứ
12, năng suất chặt lần một sẽ đạt khoảng 45 m³/lần/ha, lần hai là
75 m³/lần/ha, còn lại 15% là gỗ nhỏ. Như vậy, theo phương thức này tổng
sản lượng gỗ sẻ chúng ta có 8 triệu m³/năm. Nếu sử dụng được 40% số gỗ này cho
sản xuất đồ mộc xuất khẩu thì chúng ta có 3,2 m³/năm.
Như vậy, tiềm năng gỗ rừng trồng ở Việt Nam
là rất hiện thực và chúng ta hoàn toàn có khả năng. Diện tích rừng trồng là
Việt Nam đã có, trên cơ sở trồng lại diện tích rừng đã có thì việc khai thác
chỉ mất một thời gian ngắn mà hiệu quả mang lại rất lớn. Tuy nhiên, cái quan
trọng là chúng ta không chỉ bàn việc làm sao có thể khai thác và sử dụng
gỗ rừng trồng trong nước một cách hiệu quả mà quan trọng hơn là gỗ này cần
phải đạt được chứng chỉ quốc tế (như FSC).
Khi gỗ mà có chứng chỉ FSC thì giá trị kinh tế do
nó mang lại cũng sẽ cao hơn rất nhiều gỗ thông thường. Bản thân gỗ có FSC đã
đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam và lẽ
dĩ nhiên khi có FSC thì sản phẩm gỗ xuất khẩu của chúng ta đã đáp ứng được các
yêu cầu của Flegt và Lacey.
Tuy nhiên, để có thể đạt được kết quả như trên,
trước mắt các DN chế biến gỗ Việt Nam cần ý thức được việc dùng gỗ Việt để làm
hàng xuất khẩu, mà theo ông Vũ Long đánh giá thì đây là “hành động thuộc về vấn
đề nhận thức, sau đó mới tính đến những yếu tố kinh tế”.
Song điều cần thiết là phải tạo được một kênh
thông tin nhằm trao đổi mua bán các loại gỗ rừng trồng dưới hình thức
website về chợ gỗ; Các doanh nghiệp chế biến gỗ cần liên kết với người trồng
rừng để đẩy mạnh được cấp chứng chỉ rừng FSC và FSC-CW; Mở rộng
liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ và cơ sở cưa xẻ gỗ rừng
trồng; nâng cao hợp lý giá mua gỗ rừng trồng. Hiện, giá thu mua gỗ của chúng ta
chỉ vào khoảng 0,8 – 1,1triệu/m³, đây là mức giá rất thấp so với mức giá gỗ
nhập khẩu. Vì vậy cần tạo động lực để khuyến khích người dân trồng rừng bằng cách
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ, đây là cơ sở để nâng cao giá
gỗ.
Thực tế cũng chỉ ra rằng, về lâu về dài, việc
tích tụ đất trồng rừng sản xuất sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế
biến gỗ tiếp cận với đất trồng rừng. Đồng thời Nhà nước cần có chính sách
thu hút doanh nghiệp chế biến gỗ liên kết với địa phương có diện
tích rừng trồng lớn; Xóa bỏ chính sách cấp quota khai thác gỗ rừng tự nhiên.
Tham khảo thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
tháng 11 và 11 tháng 2011
ĐVT:
USD
|
KNNK
T11/2011
|
KNNK
11T/2011
|
KNNK
11T/2010
|
%
tăng giảm KN so T10/2011
|
%
tăng giảm KN so T11/2010
|
%
tăng giảm KN so cùng kỳ
|
Tổng KN
|
107.236.136
|
1.212.414.012
|
1.036.759.034
|
-10,80
|
-1,78
|
16,94
|
Trung Quốc
|
20.216.720
|
165.774.198
|
152.531.405
|
23,47
|
22,54
|
8,68
|
Hoa Kỳ
|
13.498.475
|
135.772.165
|
135.988.437
|
-1,68
|
-5,89
|
-0,16
|
Malaixia
|
11.199.029
|
88.326.539
|
103.155.803
|
45,74
|
73,22
|
-14,38
|
Thái Lan
|
8.973.275
|
85.553.986
|
78.946.568
|
5,46
|
59,14
|
8,37
|
NiuZilân
|
6.823.010
|
63.856.800
|
69.904.885
|
2,09
|
7,32
|
-8,65
|
Cămpuchia
|
3.626.267
|
38.849.350
|
38.841.600
|
-16,49
|
3,57
|
0,02
|
Braxin
|
2.654.408
|
27.180.937
|
30.194.500
|
-24,89
|
-7,44
|
-9,98
|
Indonesia
|
2.988.778
|
22.098.466
|
17.932.409
|
9,92
|
-62,45
|
23,23
|
Chile
|
1.619.351
|
21.540.768
|
17.759.877
|
-46,71
|
-35,24
|
21,29
|
Phần Lan
|
435.532
|
10.560.816
|
12.543.226
|
-14,60
|
-64,86
|
-15,80
|
Đức
|
1.144.697
|
9.568.009
|
10.616.576
|
30,45
|
-7,29
|
-9,88
|
Thuỵ Điển
|
279.390
|
6.407.560
|
7.164.931
|
-31,11
|
-70,07
|
-10,57
|
Đài Loan
|
622.068
|
6.292.083
|
7.456.604
|
-8,30
|
-36,59
|
-15,62
|
Canada
|
783.318
|
5.429.845
|
6.746.766
|
137,18
|
139,28
|
-19,52
|
Nhật Bản
|
384.310
|
5.025.050
|
4.805.734
|
-42,72
|
-54,45
|
4,56
|
Pháp
|
233.966
|
4.881.759
|
4.886.078
|
15,79
|
-8,82
|
-0,09
|
Italia
|
289.539
|
4.735.657
|
5.499.072
|
-32,02
|
-59,33
|
-13,88
|
Hàn Quốc
|
274.080
|
4.516.362
|
5.370.137
|
13,76
|
-71,47
|
-15,90
|
Oxtrâylia
|
857.717
|
3.611.350
|
10.656.706
|
163,32
|
31,59
|
-66,11
|
Achentina
|
285.575
|
3.004.529
|
3.048.082
|
-84,89
|
-11,91
|
-1,43
|
Nga
|
49.049
|
1.308.591
|
1.605.248
|
-72,23
|
-73,94
|
-18,48
|
Nam Phi
|
88.748
|
1.279.049
|
1.988.283
|
26,44
|
-53,67
|
-35,67
|
Anh
|
144.329
|
931.264
|
850.228
|
53,13
|
139,13
|
9,53
|
Theo Vinanet
|