Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu cà phê: Lành ít dữ nhiều

12/19/2011 9:16:56 AM

Giá cà phê nhân xô nội địa cao so với mức trả cho cà phê xuất khẩu của các nhà nhập khẩu. Chỉ tội vốn liếng mỏng, sức mua của các nhà xuất khẩu từ đầu niên vụ đến nay hết sức èo uột. Trong khi đó, nông dân chưa chịu cắt “tơ lòng” với các mức giá cao trước đây đã làm sức bán hàng xuất khẩu vụ mới càng chậm.

Nên, mạch thị trường đang được nông dân điều phối, quyết định.

Bài hát lạc giọng từ châu Âu

Giá cà phê robusta trên thị trường kỳ hạn Liffe (TTKH) trong tuần qua mỗi ngày bị bào mất đi một ít. Xem ra thị trường vẫn còn quá gieo neo theo biến chuyển của cuộc khủng hoảng nợ chưa có lối thoát của các nước khu vực sử dụng đồng euro (eurozone). Khả năng tan rã khối liên minh châu Âu ngày một cao khi Thủ tướng Vương quốc Anh tỏ ra quả quyết không tán đồng những đề nghị thay đổi một số điều lệ của liên minh châu Âu EU, gồm cả 17 nước eurozone đang ngập ngụa trong khó khăn. 

Trước đây, qua 2 vòng trưng cầu dân ý, người Anh đã từ chối không sử dụng đồng euro nên không tham gia eurozone. Đến nay, quyết định đó được xem là đúng đắn. May mà tham gia vào, vị thế trung tâm tài chính của London, thủ đô nước Anh, không biết bây giờ sẽ ra sao.

Nén bạc xé toạc cung - cầu

Bức tranh kinh tế vĩ mô của châu Âu rõ ràng đã có một phần trách nhiệm trong cơn sụp đổ giá cổ phiếu và hàng hóa trong tuần qua. Thực vậy, với thị trường cà phê, dù có một loạt báo cáo tồn kho phát hành trong tuần trông rất có lợi cho giá vì tất cả các con số đều giảm, đáng ra thị trường trở nên tích cực mới phải. Nhưng quá đáng tiếc, đồng đô la Mỹ mạnh lên với chỉ số đô la Mỹ tăng trên 80 điểm, đã cuốn nhào giá các loại hàng hóa và chứng khoán xuống hố sâu.

Tính đến 12-12-2011, tồn kho robusta được Liffe xác nhận chất lượng (certs) giảm thêm một kỳ nữa. Đây là lần thứ 11 liên tiếp lượng tồn kho này giảm. Hiện nay, tồn kho robusta certs chỉ còn 275.350 tấn, giảm 24.220 tấn. Tuy nhiên, lượng này vẫn 36% cao hơn cùng kỳ năm ngoái, bấy giờ ở mức 216.880 tấn.

Đồng lúc đó, tồn kho trong nội bộ nước Mỹ theo Hiệp hội Cà phê Hạt (Green Coffee Association – GCA) cũng báo giảm hết 251.525 bao tính đến hết tháng 11-2011, chỉ còn 4.207.891 bao (bao 60 kg). Song, con số này vẫn cao 8,9% so với cùng kỳ năm trước, bấy giờ chỉ đạt 3.865.943 bao.

Tồn kho toàn châu Âu theo báo cáo mới nhất tính đến tháng 10-2011 của Liên đoàn Cà phê châu Âu (European Coffee Federation – ECF) giảm 692.718 bao, chỉ còn 11.939.627 triệu bao.

Nói riêng về robusta, lượng tồn kho có giấy xác nhận nằm tại các kho cảng châu Âu trong tháng 11-2011 qua 2 kỳ báo cáo giảm 32.710 tấn. Cứ cho Brazil không xuất khẩu hạt robusta nào vì để tiêu thụ nội địa do giá rẻ và Indonesia cũng không xuất khẩu do cuối mùa, nếu cộng con số xuất khẩu tháng 11-2011 từ nước ta theo Tổng cục Hải quan là 70.745 tấn, vậy tháng 11 vừa qua, có 103.000 tấn robusta lưu chuyển cho nhu cầu thị trường thế giới. Như vậy, xét ra cung vẫn thiếu nhưng giá kỳ hạn giảm vẫn cứ giảm. Đây phải chăng là một hiện tượng quái lạ trên thị trường cần được rung chuông cảnh báo.

Giá nội địa kiên trung

TTKH phiên cuối tuần khuya hôm qua 16-12 tức rạng sáng 17-12 giờ Việt nam đóng cửa cơ sở giao dịch tháng 3-2012 chốt mức 1.897 đô la Mỹ/tấn, mất thêm 5 đô la so với ngày 15-12 nhưng lại giảm 65 đô la/tấn so với cuối tuần trước. Tuy giá đóng cửa kỳ hạn mất nhiều, giá cà phê nhân xô trên thị trường nội địa khá cứng.

Sáng nay, giá cà phê nhân xô quanh mức 39.000 đồng, chỉ giảm 500 đồng/kg so với tuần trước. Mức giảm này chỉ bằng 1/3 mức giảm thực tế giá trị đóng cửa của TTKH Liffe.

Chính nhờ thế, mức chênh lệch giữa giá kỳ hạn và giá nội địa cơ sở tháng 3-2012 nay chỉ còn quanh mức trừ 35-40 đô la/tấn so với tuần trước là trừ 90/100 đô la dưới giá đóng cửa robusta Liffe.

Mức chênh lệch cao gây khó khăn nhiều cho giá xuất khẩu. Hiện nay, ai còn những hợp đồng có giá chốt sau ở mức trừ lùi 50-70 đô la/tấn đều có khả năng chịu lỗ nếu như chưa kịp chốt giá khi Liffe còn cao.

Xuất khẩu chậm: lành ít dữ nhiều

Nếu như xuất khẩu 2 tháng đầu niên vụ này đạt chừng 120.000 tấn, thì so với niên vụ cũ 2010-11 giảm không đáng kể, được ghi nhận chung quanh mức 130.000-140.000 tấn. Song, hàng của 2 tháng đầu niên vụ này chủ yếu là hàng vụ cũ, nên có thể nói sản lượng niên vụ mới chưa hề hấn gì.

Giá cà phê nhân xô nội địa cao so với mức trả cho cà phê xuất khẩu của các nhà nhập khẩu. Chỉ tội vốn liếng mỏng, nên sức mua của các nhà xuất khẩu từ đầu niên vụ đến nay hết sức èo uột. Trong khi đó, nông dân chưa chịu cắt “tơ lòng” với các mức giá cao trước đây đã làm sức bán hàng xuất khẩu vụ mới càng chậm. Nên, mạch thị trường đang được nông dân điều phối, quyết định.

Tháng thứ ba của niên vụ mới gần hết vì chỉ còn chừng mươi phiên nữa là gặp phải lễ tết giáng sinh và mừng năm mới 2012. Lượng hàng vụ mới vẫn còn nguyên, cứ tạm thời cho chừng 1,2 triệu tấn. Như vậy, chừng 1 triệu tấn còn phải bán xuất khẩu cho 9 tháng còn lại, mỗi tháng bình quân không dưới 100.000 tấn.

Nếu như điều tiết một cách đều đặn hàng tháng, con số này vẫn lớn so với nhu cầu của thị trường cần hàng từ Việt Nam.

Trong điều kiện các nhà xuất khẩu nội địa đang căng thẳng về vốn, nếu như đầu cơ quốc tế và các nhà nhập khẩu quyết định làm giá trên thị trường để gom hàng, các nhà xuất khẩu của ta dễ văng ra khỏi chuỗi cung ứng, sẽ mất đi một lực lượng đối trọng cực kỳ cần thiết cho thị trường cà phê nội địa và uy tín lâu dài cho ngành hàng này của nước nhà.

Giá tăng trên thị trường nội địa là tốt và chỉ có lợi cho nông dân khi mức tăng ấy vẫn tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu ra được thị trường thế giới. Nếu như giá thị trường nội địa quá căng, các nhà nhập khẩu đành lòng phải dùng dần lượng tồn kho đang có sẵn tại châu Âu. Bấy giờ, thị trường trở thành bất thường và tạo nên hiện tượng “biến đổi khí hậu” ví như nước biển dâng cao, nước trên đất liền không đường thoát, gây ngập lụt mọi nơi như Bangkok trong cơn đại hồng thủy vừa qua vậy.

Theo TheSaigonTimes

TIN LIÊN QUAN
Cần nhanh chóng thay mới diện tích cà phê già cỗi (4/22/2014 9:09:28 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD (11/5/2013 10:33:27 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
Mở rộng “cửa” xuất khẩu (9/23/2013 11:03:11 AM)
Mức cộng cà phê Việt Nam tăng do nguồn cung thắt chặt; xuất khẩu trong tháng 8 giảm (9/19/2013 9:45:28 AM)
Doanh nghiệp cà phê trước nguy cơ vỡ nợ (7/3/2013 9:48:13 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh: Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 3,7 tỷ USD (12/19/2011 9:11:49 AM)
Giao dịch hàng hóa qua sàn: Cơ hội cho các bên tham gia (12/19/2011 9:11:07 AM)
80% nguyên phụ liệu dùng trong ngành chế biến gỗ phải nhập khẩu (12/17/2011 10:04:57 AM)
Trên 2 tỷ kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 11 tháng năm 2011 (12/17/2011 10:04:24 AM)
Việt Nam vào top 5 thế giới về xuất khẩu rau, quả (12/17/2011 9:42:43 AM)
Xuất khẩu hồ tiêu đạt 720 triệu USD năm 2011 (12/17/2011 9:42:07 AM)
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Anh 10 tháng đầu năm 2011tăng 23,1% (12/16/2011 8:48:14 AM)
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hồng Kông 10 tháng đầu năm 2011 tăng 20,7% (12/16/2011 8:47:31 AM)
Kim ngạch xuất khẩu giày dép cả năm ước đạt 6 tỷ USD (12/16/2011 8:45:55 AM)
Tăng gần 340 dòng thuế ưu đãi nhập khẩu (12/16/2011 8:45:14 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com