Trong buổi tọa đàm chiều 21-12 do FPT tổ chức,
TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nhận định kinh tế Việt Nam
2012 sáng sủa hơn 2011 hoặc như 2011 chứ không thể “tối” như hồi 2009.
Hai vấn đề tối nhất của kinh tế 2012 là thị
trường chứng khoán giảm sâu và thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng. Do đó,
năm 2012 phải làm ấm hai thị trường này, nếu không thì kinh tế khó mà ấm theo.
Tôi có đưa ra tư vấn làm ấm bằng chính sách tiền tệ, tín dụng.
BĐS: Sáp nhập
Từ trước đến nay, thị trường BĐS hoạt động bằng
cách “lấy mỡ heo rán heo”. Doanh nghiệp huy động vốn từ khách hàng mua nhà và
vay từ ngân hàng là chính. Hiện nay cả hai kênh này đều khó, khách hàng không
mua không góp vốn, ngân hàng thì không cho vay.
Khối BĐS hiện nay muốn tan chảy thành dòng thì
cần mất nhiều năm chứ không chỉ trong năm 2012. Trong khi đó, nhiều doanh
nghiệp không thể bám trụ nổi giai đoạn nhiều năm này. Vì vậy sắp tới sẽ diễn ra
quá trình doanh nghiệp BĐS nhỏ sáp nhập vào doanh nghiệp BĐS lớn, bán lại dự án
của mình bằng bất cứ giá nào cho doanh nghiệp khác. Đây là quy luật tự nhiên
của thị trường.
Năm 2012, ngân hàng vẫn chưa thể cấp vốn cho
các dự án BĐS. Nếu có cấp thì chỉ cấp cho những dự án thích hợp. Tôi ví dụ, cấp
vốn cho dự án xây cao ốc văn phòng thì dù có xây xong, có sản phẩm nhưng thị
trường không có khách thì xem như vốn chết. Do đó mà ngân hàng khó cấp vốn cho
dự án như trên. Tương tự, ngân hàng cũng sẽ khó cấp vốn cho dự án căn hộ cao
cấp vì khó có khách hàng tiêu thụ căn hộ này. Trong khi đó, các dự án nhà ở thu
nhập thấp chừng 500-600 triệu đồng/căn hộ lại có thị trường, có khách hàng, có
nhu cầu mua và ở thật. Do đó, ngân hàng có thể cấp vốn cho các dự án này.
Lãi suất: Cố giảm
Mục tiêu và giải pháp kinh tế
vĩ mô 2012
Bảo đảm an sinh xã hội.
Giải quyết bộ ba: lạm phát,
tỉ giá, lãi suất.
Làm ấm thị trường BĐS và thị
trường chứng khoán.
Ngăn chặn sự đổ vỡ của một số
ngân hàng thương mại mất thanh khoản.
Giảm lãi suất phù hợp với mức
lạm phát kỳ vọng là dưới 10%.
Hỗ trợ sự phục hồi của doanh
nghiệp.
|
Một số chỉ tiêu của 2012 được đặt ra như lạm
phát dưới 10%. Nếu giữ được lạm phát ở mức này thì lãi suất huy động ở ngân
hàng là 11% vẫn chấp nhận được được, xem như dương 1%. Nếu người dân tin rằng
lạm phát dưới 10% thì họ sẽ dễ chấp nhận gửi tiền ở mức lãi suất 11%-12%.
Vấn đề là tại sao chưa giảm lãi suất ngay được?
Vì các ngân hàng thương mại cần huy động nhiều tiền để có thể thanh khoản. Vì
vậy mà họ đã huy động bằng mọi cách, kể cả vượt trần, cộng thêm 3%-4% cho người
gửi tiền. Do đó khó kéo lãi suất xuống.
Hiện nền kinh tế có khoảng 100 ngân hàng thương
mại. Đây là con số quá nhiều, không hợp lý trong điều kiện nền kinh tế hiện
nay. Nó cũng giống như hiện tượng 14 năm trước đây, chúng ta mở cửa cho hàng
chục công ty ô tô nước ngoài vào Việt Nam. Thế nhưng hàng chục công ty đó mỗi
năm bán được có vài chục ngàn cái ô tô thì làm sao đủ doanh thu mà duy trì hoạt
động! Vấn đề ngân hàng thương mại cũng vậy, nó đã phát triển quá nhanh dẫn đến
không phù hợp với thị trường. Trong khi đó, vấn đề chúng ta cần làm là tạo cho
được một vài ngân hàng mạnh có khả năng cạnh tranh trong khu vực chứ không phải
là cần nhiều ngân hàng. Việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng trong thời gian tới
cũng là quy luật tự nhiên.
Thay vì phát triển ngân hàng thương mại thì ở
nước ngoài họ tập trung phát triển hệ thống tín dụng nhỏ, các quỹ, các ngân
hàng nhỏ phục vụ cho nông nghiệp, cho nhu cầu vốn nhỏ, linh hoạt hơn nhiều.
Tiếp cận vốn: Cần dự án khả thi
Nhiều doanh nghiệp than phiền là tiếp cận vốn
ngân hàng rất khó. Điều đầu tiên cần nhìn nhận thẳng thắn là việc khó tiếp cận
vốn vay ngân hàng là do doanh nghiệp không có dự án đủ sức thuyết phục ngân
hàng cấp vốn cho mình.
Theo các nghiên cứu của chúng tôi, hiện chúng
ta có khoảng 430.000 doanh nghiệp trên toàn quốc nhưng chỉ có 30% trong số này
thường xuyên tiếp cận vốn của ngân hàng thương mại. Số còn lại rất ít quan tâm
đến việc xây dựng các dự án thuyết phục để được ngân hàng cấp vốn. Khi anh
không có dự án thuyết phục, khả thi thì ai dám bỏ vốn cho anh thực hiện.
Về phía ngân hàng thì khả năng tín dụng có hạn
nên họ cũng chỉ có thể cho các doanh nghiệp mà họ tin cậy vay vốn mà thôi. Các
doanh nghiệp đó có thể là khách hàng chiến lược, khách hàng có dự án khả thi,
có lời, vốn lưu động nằm trong ngân hàng…
Theo BaoMoi