Thủ tướng
Mario Monti nhận chức tháng 11/2011 với chương trình cải cách nhằm phục hồi
kinh tế Italia và niềm tin của Châu Âu đối với nước này giữa lúc khủng hoảng nợ
vẫn chưa có lời giải. Nội dung chương trình được ông đưa ra bỏ phiếu tại Quốc
hội hôm thứ 6 (16/12) chủ yếu tập trung vào việc tăng thuế, không phải việc tái
cơ cấu kinh tế mà nhiều chuyên gia cho rằng rất cần thiết để phục hồi tăng
trưởng ổn định.
Hiệp ước
tại Brussels được ký kết trước đó bởi các nhà lãnh đạo Châu Âu nhằm phối hợp
chính trị trên quy mô lớn để hỗ trợ đồng Euro, đồng thời nỗ lực phục hồi tăng
trưởng khu vực Nam Âu đang ngập trong nợ nần. Tuy nhiên, khó khăn trong việc
thực hiện cải cách kinh tế của ông Monti có thể khiến việc thực hiện Hiệp ước
này trở nên khó khăn.
Ngoài các
biện pháp thắt lưng buộc bụng, những nước ngập trong nợ nần như Italia và Hi
Lạp được kì vọng sẽ thực hiện các cải cách cơ cấu - theo các chuyên gia
là vấn đề then chốt để giúp các nền kinh tế cạnh tranh hơn những nền kinh tế ở
Bắc Âu, đặc biệt là Đức. Thiếu năng lực cạnh tranh là nguyên nhân dẫn tới thâm
hụt cán cân thanh toán kéo dài tại các nước Nam Âu và gây ra các khó khăn hiện
tại của Eurozone.
Cho dù có
bất kì giải pháp nào được đưa ra, chính phủ của ông Monti cũng phải đương đầu
với sóng gió và sự chống đối của giới quyền lực khi lợi ích của mọi thành phần
trong xã hội Italia bị tác động.
Trước những
mâu thuẫn chính trị trong Quốc hội, chính phủ của ông Monti đã phải nhượng bộ
những áp lực từ phía cánh tả, chủ yếu từ Đảng của cựu Thủ tướng Silvio
Berlusconi và giảm kế hoạch thắt lưng buộc bụng 40 tỷ USD. Kế hoạch bao gồm cắt
giảm chi tiêu, tăng thuế thu nhập, tự do hóa các ngành nghề khép kín như lái xe
taxi và ngành dược và truy thu thuế bất động sản.
Gói thắt
lưng buộc bụng chủ yếu dựa vào việc tăng thuế. Kế hoạch sẽ phục hồi thuế bất
động sản áp dụng đối với ngôi nhà đầu tiên mà ông Berlusconi đã xóa bỏ trước
đó. Mức thuế thu nhập 1,5% sẽ được phục hồi từ lệnh ân xá thuế lúc đầu, ngoài
ra mức thuế đối với thuốc lá và khí đốt cũng tăng, trong đó thuế áp dụng với
khí đốt tăng lên gần 1,70 Euro/lít hoặc hơn 8 USD/gallon.
Thống đốc
ngân hàng Italia, Ignazio Visco, cho biết các biện pháp sẽ khiến mức thuế của
Italia tăng lên mức không bền vững 45%.
Ông Monti
cho rằng ông muốn làm cho nước Italia trở nên công bằng hơn, đặc biệt đối với
thanh niên và phụ nữ - những nguồn lực bị lãng phí, và giúp nền kinh tế tăng
trưởng.
Nhiều kinh
tế gia cho rằng tăng trưởng của Italia bị cản trở bởi luật lao động bảo vệ
những người lao động cao tuổi với hợp đồng lao động dài hạn và mức lương cao,
để lại cho những người lao động trẻ những hợp đồng lao động tạm thời với mức
lương và độ an toàn lao động thấp.
Theo đó, tỉ
lệ lạm phát tính trong lương hưu sẽ được phục hồi mà theo vị Thủ tướng mới sẽ
khiến các giải pháp trở nên công bằng hơn. Tuy nhiên, việc này sẽ làm tăng
chống đối phía Liên đoàn lao động với đa số thành viên là những người nghỉ hưu
thay vì những người lao động.
Hôm thứ 6
(16/12), khi hạ viện được dự đoán tán thành gói thắt lưng buộc bụng trong cuộc
tín nhiệm bỏ phiếu, các liên đoàn lao động đã kêu gọi cuộc đình công giao thông
trên tòan quốc và tăng các cuộc biểu tình. Trong tuần, lãnh đạo liên đoàn lao
động lớn nhất C.G.I.L., Susanna Camusso cho biết rủi ro nước này sẽ phải
đối mặt với trận bùng nổ xung đột xã hội do những cải cách lương hưu.
Trong hôm
thứ 5 (15/11), Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Corrado Passera, cho biết nền kinh
tế Italia đang trong tình trạng suy thoái. Tổ chức của các nhà công nghiệp
Confindustria cho biết nền kinh tế sẽ suy giảm 1,6% trong năm 2012 thay vì 2%
như dự đoán trước đó.
Các phương
tiện đại chúng
Chủ tịch
của tổ chức Confindustria, Emma Marcegaglia, hôm thứ 5 (15/11) đã chỉ trích các
nhóm vận động hành lang cho các cải cách cùng các nhóm chính trị đã nhượng bộ
họ, và cản trở đề xuất của ông Monti cho phép các thành phố bãi bỏ các giấy
phép taxi và cho phép các toa thuốc được bán ngoài các công ty dược.
Trong hôm
thứ 5 (15/11), ông Berlusconi của Đảng tự do Nhân dân đã bỏ phiếu tín nhiệm
miễn cưỡng trong chính phủ của ông Monti, phát biểu một cách lo ngại rằng ông
không chắc chắn ông Monti sẽ tại vị được bao lâu. Ngoài ra, ông cho biết không
thích giải pháp tự do hóa của ông Monti.
Ông
Fabbrini cho rằng sức mạnh của ông Monti là “không còn cách nào khác”.
Theo Vinanet