Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường Đức

12/28/2011 9:45:31 AM

Ngày 27.12.2011, trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) tổ chức hội thảo “Cộng hoà Liên bang Đức, cửa ngõ cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Âu và giới thiệu trung tâm Hàng Việt – Viethaus tại Berlin”.


Theo cục Xúc tiến thương mại, bộ Công thương, Cộng hoà Liên bang Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất trong khối EU và là thị trường xuất khẩu lớn thứ sáu của Việt Nam. Đức chiếm 29% xuất khẩu của Việt Nam sang EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại), là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Trong các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Đức, có 11 mặt hàng đạt từ 50 triệu USD trở lên. Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu và quy mô xuất siêu có xu hướng tăng lên (năm 2010, Việt Nam xuất sang Đức 2,37 tỉ USD, nhập từ Đức 1,74 tỉ USD). Quan hệ thương mại với Đức thuận lợi bởi Đức đặc biệt quan tâm việc sớm khởi động đàm phán thoả thuận mậu dịch tự do Việt Nam – EU, cam kết nỗ lực tác động EU sớm triển khai. Đức nhiều lần cam kết ủng hộ việc chấm dứt hoàn toàn việc áp thuế chống bán phá giá giày da Việt Nam.


Những mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nhiều sang Đức trong thời gian tới là hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản, càphê, hạt điều, sản phẩm gỗ, cao su, túi xách, thủ công mỹ nghệ…


Cục Xúc tiến thương mại lưu ý, Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh, thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Âu, nên người Đức đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Xu hướng tiêu dùng của người Đức đang có những thay đổi như: không thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ sản hơn thịt, yêu cầu mẫu mã phải thay đổi nhanh đối với những mặt hàng thời trang. Thay vì dùng hàng giá đắt và vòng đời sản phẩm dài, người Đức chuyển sang thích hàng giá rẻ và vòng đời sản phẩm ngắn nhưng đòi hỏi chất lượng hàng hoá cũng như dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Ví dụ: người Đức chỉ mua hàng may mặc không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (Azo-dyes); với thuỷ hải sản chế biến, họ chỉ dùng sản phẩm đóng gói có ghi rõ nơi sản xuất, có mã số, mã vạch. Một điểm quan trọng nữa là người tiêu dùng Đức rất chú trọng môi trường và xã hội, nên hàng hoá sử dụng bao bì có thể tái chế và cách quảng bá sản phẩm theo hướng thân thiện môi trường luôn giành được sự ưu ái. Người tiêu dùng Đức cũng sẵn sàng loại bỏ hàng hoá nếu họ biết nó được sản xuất với sự phân chia thu nhập không công bằng cho người lao động, điều kiện lao động không tốt, lạm dụng lao động trẻ em.


Để giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường Đức thuận lợi, Sasco và công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Toàn Cầu đã lập công ty cổ phần Nhà Việt và ra đời trung tâm hàng Việt tại Berlin (Viethaus). Trung tâm dành đến 3.886m2 cho mục đích khai thác kinh doanh, trưng bày, bán sản phẩm Việt Nam và tổ chức các hoạt động quảng bá, tìm kiếm khách hàng, kênh phân phối cho doanh nghiệp Việt Nam. Bà Phó Nam Phượng, giám đốc ITPC đề nghị Viethaus giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin thị trường Đức và châu Âu, tổ chức những sự kiện để đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng Đức.


Hai chương trình sẽ được Viethaus xúc tiến là: đưa doanh nghiệp khảo sát thị trường và tìm hiểu về Viethaus vào tháng 3.2012; tổ chức trưng bày và bán hàng Việt Nam từ tháng 6 đến tháng 12.2012 nhằm tìm các nhà phân phối.

 Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
Thị trường cá ngừ Đức: Nhập khẩu cá hộp chiếm 97% (5/16/2014 9:43:01 AM)
Đức là đối thương mại lớn của Việt Nam tại thị trường châu Âu (5/9/2014 9:19:42 AM)
Hàng hóa tăng tại các sân bay Đức (3/12/2014 10:21:40 AM)
Doanh nghiệp Đức tìm cơ hội hợp tác kinh doanh với Việt Nam (3/7/2014 9:10:29 AM)
Xuất khẩu sang Đức tăng hơn 15% (2/17/2014 8:48:41 AM)
Việt Nam sẽ nhập khẩu trâu từ Úc (2/10/2014 9:42:07 AM)
Các nhà xuất khẩu Đức nhắm tới thị trường Malaysia (1/9/2014 10:45:40 AM)
CHLB Đức-đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong thị trường châu Âu (12/6/2013 9:31:41 AM)
Đức trở thành nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam (11/2/2013 11:16:22 AM)
Hãng vận tải Puerto Rico bổ sung ghé cảng tại Port Everglades (10/4/2013 10:29:35 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Trung Quốc chuẩn bị đối mặt với thâm hụt thương mại năm 2012 (12/28/2011 9:44:21 AM)
Doanh nghiệp “cày” chủ yếu để trả lãi ngân hàng (12/28/2011 9:43:32 AM)
Israel, Hàn Quốc hướng mục tiêu ký Thỏa thuận Tự do Thương mại vào tháng Tư, 2012 (12/28/2011 9:38:33 AM)
11 thảm họa PR lớn nhất năm 2011 (12/27/2011 8:58:15 AM)
Đủ “mánh” chuyển giá của doanh nghiệp FDI (12/27/2011 8:56:51 AM)
Tái cơ cấu: Ngân hàng mới là “kinh khủng” (12/27/2011 8:56:13 AM)
Những hàng hóa tăng giá mạnh tại Việt Nam năm nay (12/27/2011 8:55:29 AM)
Năm 2012, thế giới không dư nguồn cung càphê (12/27/2011 8:50:47 AM)
10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011 (12/26/2011 9:06:30 AM)
Bức tranh u ám của kinh tế Nhật Bản (12/26/2011 8:59:13 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com