Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Bức tranh u ám của kinh tế Nhật Bản

12/26/2011 8:59:13 AM

Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế do tác động của đồng yên mạnh và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu. 

Trong bối cảnh đó, nội các Nhật Bản ngày 24/12 đã thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2012 lên tới 90,334 nghìn tỷ yên (1,16 nghìn tỷ USD). Trước đó, nội các của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã thông qua dự thảo gói ngân sách bổ sung thứ tư cho tài khóa 2011 trị giá 2.530 tỷ yên (khoảng 32,4 tỷ USD) để phân bổ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và ngành công nghiệp ô tô của "đất nước Mặt Trời mọc".

Trong tài khóa 2011, GDP của Nhật Bản được dự báo giảm 0,1%, trong khi dự đoán trước đó là tăng 0,5%. Chính phủ Nhật Bản cũng điều chỉnh giảm dự báo về kinh tế nước này trong tài khóa 2012, với sức tăng GDP là 2,2% (con số đưa ra tước đó là 2,7-2,9%). Dự báo, cán cân thương mại (hàng hóa) của Nhật Bản sẽ bị thâm hụt khoảng 1.600 tỷ yên (20,5 tỷ USD) trong tài khóa 2011 và quay lại tình trạng thặng dư (100 tỷ yên) trong tài khóa 2012. Nhu cầu của thị trường nước ngoài yếu đã ngăn cản sức tăng của một nền kinh tế vốn lấy xuất khẩu là động lực như Nhật Bản.

Theo chính phủ Nhật Bản, sang tài khóa 2012, đầu tư vốn của doanh nghiệp sẽ tăng 5,1%, so với mức giảm 1,1% của tài khóa hiện hành. Chi tiêu tiêu dùng tăng với tốc độ 0,3% tài khóa 2011 và 1,1% tài khóa 2012. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn khá "uể oải", với tỷ lệ thất nghiệp trong tài khóa 2011 và 2012 ở mức lần lượt là 4,5% và 4,3%, trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước tăng từ -0,2% lên 0,1%.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ lỏng cho tới khi CPI ổn định ở mức 2% hoặc thấp hơn (trong vùng dương). Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản dự kiến sẽ ở mức 9.900 tỷ yên (2,1% GDP) trong tài khóa 2011 và 12.200 tỷ yên (2,5% GDP) trong tài khóa 2012.

Dự thảo ngân sách tài khóa 2012 của Nhật Bản dự báo một thời kỳ khó khăn về tài chính đối với Nhật Bản, khi thu nhập từ thuế chỉ đạt trên 42,3 nghìn tỷ yên. Trong khi đó, phí tổn vay mượn ước tính là gần 22 nghìn tỷ yên, tương đương 1/4 tổng ngân sách tài khóa mới và khoảng 51,8% thu nhập từ thuế. Giới phân tích cho rằng ngân sách tài khóa mới của Nhật Bản giảm 2,2% so với ngân sách tài khóa hiện nay.

Báo chí Nhật Bản khẳng định trên thực tế, đây là ngân sách lớn nhất từ trước đến nay, lên tới 96 nghìn tỷ yên, nếu tính cả một số kế hoạch quan trọng như tái thiết khu vực chịu tác động từ thảm họa kép động đất-sóng thần. Tôkiô dự định dành trên 3,7 nghìn tỷ yên cho kế hoạch khắc phục hậu quả thảm họa này, chưa kể gần 2,7 nghìn tỷ yên khác từ tiền phát hành trái phiếu cho mục đích tương tự.

Điểm đáng chú ý là 49% ngân sách mới sẽ được lấy từ nguồn tiền trái phiếu, một con số được xem là kỷ lục từ trước đến nay. Theo dự thảo ngân sách, Chính phủ Nhật Bản sẽ phát hành khối lượng trái phiếu mới trị giá 44,2 nghìn tỷ yên trong tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2012, chất cao thêm "núi" nợ công hiện đã gần gấp đôi Tổng sản lượng quốc nội (GDP) của nước này và biến Nhật Bản thành quốc gia ghi nhận mức nợ công lớn nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.  

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Giun Adumi (Jun Azumi) cho biết cả ngân sách dự thảo và kế hoạch vay mượn đều đã "chạm ngưỡng", đồng thời thừa nhận Nhật Bản cần tiến hành cải cách triệt để vấn đề thuế và ngân sách để duy trì các dịch vụ công cộng và khôi phục lòng tin của cộng đồng quốc tế. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng thuế tiêu dùng để đáp ứng quỹ lương hưu đang ngày càng tăng do tỷ lệ người lao động giảm.

Các quan chức chính phủ Nhật Bản khẳng định việc phát hành trái phiếu chính phủ mới, nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng nợ công, vốn đang ở mức tồi tệ nhất trong số các nền kinh tế phát triển. Dự thảo ngân sách cũng bao gồm các giải pháp bảo vệ ngành nông nghiệp Nhật Bản, có nguy cơ đứng trước sự cạnh tranh gay gắt một khi quốc gia này ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Trước đó, Nhật Bản đã phân bổ 300 tỷ yên cho chương trình khuyến khích người tiêu dùng trong nước mua sắm các sản phẩm điện tử và ô tô thân thiện với môi trường. Các nhà sản xuất xe hơi chủ chốt như Toyota, Honda, Nissan vốn phụ thuộc vào tỷ giá đồng yên thấp để nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường toàn cầu và đảm bảo lợi nhuận thu được tại thị trường nước ngoài không bị xói mòn khi quy đổi sang tỷ giá không có lợi. Mặt khác, trận lũ lụt lịch sử tại Thái Lan cũng tác động nặng nề tới ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, khi nhiều hãng phải tạm ngừng hoặc đóng cửa dây chuyền sản xuất tại "đất nước chùa Vàng".

Theo BaoMoi

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam xuất siêu sang Nhật Bản (6/13/2014 9:33:34 AM)
Nhật Bản xây nhà máy nhiệt điện 3,3 tỷ USD tại Malaysia (6/9/2014 9:44:29 AM)
Hạt điều Việt Nam sẽ ồ ạt vào siêu thị Nhật, Mỹ (5/17/2014 9:35:30 AM)
Máy móc, thiết bị, dụng cụ chiếm trên 30% tổng kim ngạch nhập từ Nhật Bản (5/12/2014 10:12:22 AM)
3 tháng, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt hơn 3,66 tỷ USD (4/24/2014 9:44:56 AM)
Nhật Bản tăng mạnh sử dụng ngô trong thức ăn chăn nuôi (4/21/2014 9:59:02 AM)
Nhật Bản đi đầu trong công nghệ đóng tàu thân thiện với môi trường (4/15/2014 8:17:40 AM)
Xuất khẩu surimi sang Nhật Bản hồi phục (4/3/2014 9:44:28 AM)
Tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản giảm, đồng yen tăng giá (3/29/2014 10:21:39 AM)
Việt Nam liên tục xuất siêu sang Nhật Bản (3/12/2014 10:18:35 AM)
THÔNG TIN KHÁC
2012: Ngành Tài chính tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế (12/26/2011 8:58:21 AM)
Doanh nghiệp “xả” hàng: Kích cầu mua sắm cuối năm (12/26/2011 8:57:33 AM)
Thị trường thẻ tại Việt Nam: Màu mỡ đi liền rủi ro (12/24/2011 9:28:27 AM)
Những câu hỏi đặt ra từ mức lạm phát cả năm (12/24/2011 9:27:26 AM)
Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa trong 2012 (12/24/2011 9:26:46 AM)
Điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong năm 2012 (12/23/2011 8:44:59 AM)
Nhà đầu tư đang chuyển từ “vàng” sang “xanh” (12/23/2011 8:41:46 AM)
Hàng Việt với người Việt vẫn mang hình thức (12/23/2011 8:41:12 AM)
Kinh tế 2012: Sáng sủa hơn hoặc bằng 2011 (12/22/2011 10:39:43 AM)
Giới đầu tư quốc tế “ôm” tiền, cổ phiếu đợi 2012 (12/22/2011 10:39:09 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com