Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Achentina kiểm soát nhập khẩu dệt may

2/10/2012 8:33:00 AM

Chính phủ Achentina đưa ra 3 biện pháp bảo vệ ngành công nghiệp dệt may nội địa tránh sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu. Những biện pháp là tăng thuế nhập khẩu, thi hành hệ thống cấp phép không tự động và dự thảo thuế chống bán phá giá.


Các đề án khả thi được Bộ trưởng Bộ công nghiệp ông Debora Giorgi đưa ra trong cuộc họp với đại diện Hiệp hội ngành công nghiệp dệt may Achentina (FADIT-FITA) – tổ chức dệt may lớn nhất và lâu đời nhất Achentina.


FADIT-FITA tin tưởng đầu tư vào lĩnh vực dệt may của quốc gia này tạo ra nhiều hơn cơ hội việc làm, tăng xuất khẩu và thu được nhiều ngoại tệ hơn. Ngành công nghiệp dệt may sẽ đầu tư để giảm dần nhập khẩu và thay thế bằng sản phẩm nội địa.


Trong cuộc họp, ông Augusto Costa – chủ tịch FITA và Eduardo Bianchi - Thư ký của kinh tế hợp tác và cạnh tranh, là hai trong số những đại biểu đề nghị ngành công nghiệp dệt may lập danh sách 100 khoản mục trong biểu thuế quan chung Mercosur (CET), và cũng đưa hệ thống cấp phép không tự động (LNA) hoặc áp dụng bảo vệ thuế chống bán phá giá.

Trong tháng 12/2011, các quốc gia trong thành viên Mercosur đã quyết định áp dụng thuế nhập khẩu riêng biệt CET bao gồm 100 khoản mục. Tuy nhiên, biểu thuế không thể vượt giới hạn 35% theo quy định Tổ chức thương mại thế giới (WTO).


Bộ trưởng cùng với thư ký Bộ ngoại giao, ông Beatriz Paglieri đang chuẩn bị danh sách 100 khoản mục dệt may và phi dệt may mà Achentina muốn tăng biểu thuế. Danh mục cuối cùng được đệ trình lên Ủy ban thương mại Mercosur, và biểu thuế mới sẽ có hiệu lực nếu được đa số đại biểu thông qua. Chính phủ Achentina cũng đang xem xét nâng số lượng trong danh mục  605 mặt hàng hiện đang nằm trong hệ thống cấp phép không tự động.


Bộ trưởng cho biết, Chính phủ sẽ bảo vệ ngành công nghiệp dệt may nội địa từ cạnh tranh nước ngoài không lành mạnh và sẽ hỗ trợ ngành trong quá trình đổi mới, tăng thêm kim ngạch và tạo công ăn việc làm.

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
Pakistan- thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam (6/18/2014 9:42:07 AM)
Sản lượng chè toàn cầu giảm 7% (5/21/2014 9:22:29 AM)
Pakistan- thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam (4/19/2014 10:08:10 AM)
Xuất khẩu chè đạt 37 triệu USD (4/10/2014 9:28:21 AM)
Xuất khẩu chè 2 tháng đầu năm 2014: Thị trường số 1 vẫn là Pakistan (3/18/2014 10:11:07 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
90% chè Việt Nam xuất khẩu thô (11/30/2013 9:51:39 AM)
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013 (11/19/2013 11:03:57 AM)
Xuất khẩu chè được giá tại nhiều thị trường (9/4/2013 9:26:44 AM)
Kim ngạch xuất khẩu chè tăng trưởng (5/29/2013 9:05:19 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com