Phải
xây dựng uy tín ngành, đồng lòng cùng bán hoặc cùng không bán, thống nhất điều
kiện thanh toán, không để ai “phá đám”… thì mới giảm rủi ro.
Chủ
một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho biết cuối tháng 12-2011, công ty ông đã giao
hàng cho đối tác ở Mỹ xong xuôi nhưng đơn vị này dây dưa chưa thanh toán nốt phần
tiền còn lại khiến công ty ông thiệt hại hơn 500 triệu đồng.
Vạ lây vì đối tác gặp
hạn
Ông
kể: “Đối tác này là do một khách hàng quen thuộc trước đó giới thiệu đến, lô
hàng lần đầu cũng nhỏ nên tôi cũng tin cậy, dễ chịu trong thanh toán. Ai ngờ…”.
Tuy nhiên, ông cho rằng vì họ không bán được hàng, gặp rủi ro, khó khăn tài
chính chứ không phải họ có ý lừa đảo nên ông cũng đang hy vọng món nợ này có
ngày họ trả.
Trước
đó, doanh nghiệp trên cũng có ký hợp đồng với một khách hàng Hàn Quốc. Khách đã
thanh toán trước 20% đơn hàng nhưng khi hàng đến cảng rồi, đơn vị này mất khả
năng thanh toán nên không nhận lô hàng. Chủ doanh nghiệp xuất khẩu gỗ than:
“Lúc đó mà trả tiền vận chuyển hàng về lại Việt Nam thì tôi cũng lỗ nên đành bỏ
luôn, thiệt hại hơn 200 triệu đồng”.
Kinh
nghiệm của chủ doanh nghiệp này là chỉ đối tác nào đã từng làm ăn lâu năm và uy
tín thì mới tiếp tục giao dịch, còn đối tác khác thì ông luôn yêu cầu thanh
toán trước 30%-40% giá trị đơn hàng.
Có xuống giá là có lục
đục
Trong
khi các ngành gia công ít gặp rủi ro về hủy hợp đồng thì các ngành xuất khẩu
nguyên liệu, nông sản lại thường gặp sự cố khi giá cả đột biến. Gần đây, ngành
cao su cũng xảy ra nhiều sự cố về hợp đồng xuất khẩu. Bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng
Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, cho biết một số doanh nghiệp hội viên phản ánh
tình trạng “xù” đơn hàng của đối tác. Khi giá cao su giảm, nhiều đối tác nước
ngoài dù đã đặt mua hàng nhưng thấy tình hình sẽ không tiêu thụ được nên họ đòi
hủy hợp đồng. Doanh nghiệp Việt Nam khi ấy đã lỡ thu gom hàng, đành phải tìm đối
tác khác bán lại với giá rẻ, chịu lỗ. Rồi cũng xảy ra trường hợp đối tác không
trả lời dứt khoát là hủy đơn hàng hay không nhưng cứ ậm ừ dời ngày nhận hàng,
doanh nghiệp Việt Nam “nhắm chừng” họ sẽ hủy nên cũng vội lo bán cao su cho đơn
vị khác. Đến khi đối tác kia quay lại… đòi hàng thì doanh nghiệp phải tìm lô
hàng khác bù lại.
Theo
bà Hoa, Hiệp hội Cao su Việt Nam đang bàn kế hoạch xây dựng uy tín cho ngành
cao su Việt Nam, trong đó có thể học theo cách của ngành gạo, tức là doanh nghiệp
phải đạt quy mô nào đó, kinh nghiệm bao nhiêu năm… thì mới được hoạt động xuất
khẩu cao su. Có như thế mới tránh trường hợp các doanh nghiệp “ăn xổi ở thì”,
kinh doanh chụp giật làm ảnh hưởng uy tín cả ngành hoặc non tay trong lựa chọn,
giao dịch với đối tác dẫn đến thua lỗ.
Cần đồng lòng
Ông
Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê
Ca cao, cho biết tiêu và cà phê đều được giá, giá lên nên ít xảy ra việc đối
tác hủy hợp đồng. Hơn nữa, khách hàng đều đã quá quen thuộc, đều là khách truyền
thống cả nên hiếm xảy ra việc giữ tiền, không trả tiền. Cũng có vài doanh nghiệp
từng bị mất tiền hàng nhưng đó chỉ là chuyện cá biệt.
Tuy
nhiên, chuyện mất tiền, hủy hợp đồng lại là vấn đề đau đầu của ngành điều. Khi
giá điều xuống thì đối tác mua hàng đồng loạt không trả tiền hoặc đòi giảm giá.
Thế nhưng theo ông Nam, “để xảy ra tình trạng này, một phần là do lỗi của doanh
nghiệp Việt Nam không biết liên kết, không đồng lòng. Các doanh nghiệp cứ cạnh
tranh lẫn nhau, đưa ra những điều kiện thanh toán “thoáng” nhất để hút khách
hàng về phía mình. Doanh nghiệp nào “cứng” quá thì mất khách, mất thị trường,
điêu đứng”. Do vậy, ông Nam cho rằng các doanh nghiệp cần phải đồng lòng, cùng
bán hoặc cùng không bán, thống nhất điều kiện thanh toán, không để ai phá đám…
thì mới tránh được rủi ro trong xuất khẩu. Trên thực tế, nhờ biết đồng lòng
cùng nhau có lợi nên ngay cả thời điểm giá xuống thì các doanh nghiệp hồ tiêu,
cà phê cũng không bị khách hàng chèn ép.
Ngành
điều Trung Quốc từng vấp phải bài học của ta, sau đó họ đã đưa ra các nguyên
tắc như thanh toán tiền trước hoặc đặt cọc 30% hoặc mở L/C (thư tín dụng).
Chúng ta cũng nên có chính sách tương tự và quyết liệt áp dụng thì sẽ tránh
được tình trạng cạnh tranh “giết” nhau và dẫn đến rủi ro. Đồng thời, doanh
nghiệp của ta phải áp dụng chính sách thông tin cho nhau, đối tác nào “xấu”
sẽ bị cảnh báo để trong ngành cùng “tẩy chay”, các doanh nghiệp khác không bị
rủi ro nữa.
Ông
ĐỖ HÀ NAM, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam |
Theo Vietstock