Với sản
lượng ngành mía đường VN năm 2012 đạt trên 1.450.000 tấn, cộng với lượng đường nhập
khẩu, đường tồn... dự báo việc dư thừa đường của VN trong năm nay sẽ rất lớn,
khoảng 500.000 tấn. Điều này trực tiếp đe dọa đến giá đường trong nước và đặc
biệt là ảnh hưởng đến thu nhập của bà con nông dân vùng nguyên liệu mía và
ngành công nghiệp chế biến mía đường VN.
Theo
ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN, ở VN, chỉ cần thiếu,
thừa 50.000 tấn đường thì sẽ gây áp lực cho vùng nguyên liệu cũng như giá cả
trên thị trường do nước ta chưa có quỹ bình ổn cho ngành đường. Theo tính toán
của Hiệp hội, năm nay dự báo ngành mía đường sẽ đạt 1.450.000 tấn đường, cộng
thêm 70.000 tấn đường nhập theo WTO cùng với lượng đường chuyển vụ còn thừa
100.000 tấn thì VN có khoảng 1.620.000 tấn đường.
Trong
khi đó, theo Bộ Công Thương, hàng năm nhu cầu sử dụng đường trong nước khoảng
từ 1.300.000 tấn – 1.400.000 tấn đường. Do vậy, cơ bản ngành mía đường VN đã đủ
đáp ứng nhu cầu sử dụng đường trong nước. Và cũng theo đánh giá của Bộ Công
Thương trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, sức mua của xã hội giảm mạnh
nên các ngành như sản xuất sữa, bánh, kẹo, nước giải khát… cũng bị ảnh hưởng,
do vậy lượng đường tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng kép. Mặt khác, lượng đường nhập
lậu của Thái Lan theo các cửa khẩu biên giới Tây Nam tràn vào VN nên việc dư
thừa đường của VN trong năm 2012 sẽ rất lớn, dự báo khoảng 500.000 tấn. Điều
này trực tiếp đe dọa đến giá đường trong nước và đặc biệt là ảnh hưởng đến thu
nhập của bà con nông dân vùng nguyên liệu mía và ngành công nghiệp chế biến mía
đường VN.
Hiệp hội sẽ thông qua các nhà thương mại trong nước làm đầu mối
để đàm phán ký kết hợp đồng XK.
|
Vậy
trước thực trạnh như vậy ngành mía đường sẽ có giải pháp gì ? Theo ông Long,
hiện nay lãi suất tín dụng ngân hàng tăng cao, bình quân 20%/năm, nếu nhân với
giá đường hiện hữu là 18.000 đồng/kg thì mỗi kg đường phải gánh lãi suất tín
dụng thêm gần 300 đồng/tháng. Ngành mía đường VN chỉ sản xuất có sáu tháng
nhưng lượng đường tiêu thụ thì trải dài trong một năm, do vậy nếu không có quỹ
bình ổn thì ngành mía đường không kham nổi với lãi suất tín dụng như hiện nay.
Ông
Long cũng cho biết, hiệp hội đã được Chính phủ chấp thuận một cơ chế linh hoạt
là khi thừa hoặc thiếu thì cho phép xuất hoặc nhập khẩu có kiểm soát. Về phía
xuất khẩu, do các nhà máy riêng lẻ nên sản lượng đường ít không đủ đáp ứng nhu
cầu của các nhà nhập khẩu đường thế giới nên dự kiến tới đây, Hiệp hội sẽ thông
qua các nhà thương mại trong nước làm đầu mối để đàm phán ký kết hợp đồng xuất
khẩu. Còn nếu thiếu thì trong lộ trình WTO, hàng năm VN đã có 70.000 tấn đường
nhập khẩu bao gồm 50.000 tấn đường phục vụ cho các nhà máy chế biến sữa, bánh,
kẹo, nước giải khát; 20.000 tấn đường còn lại nhập dạng thô để chế biến.
Tuy
nhiên, để ngành mía đường phát triển bền vững và cạnh tranh chính, sản lượng
đường cần ổn định. Hiện VN có 03 khu vực là Miền Bắc, Trung và Miền Nam thì hai
vùng phía Bắc và khu vực Miền Trung do chữ đường trong cây mía cao hơn khu vực
phía Nam. Nếu như hai khu vực trên đạt 8kg mía/1 kg đường thì Miền Nam mà đặc
biệt là Tây Nam bộ phải mất 10kg mía/ 1kg đường thành phẩm. Do vậy các DN phải
liên kết với Viện – Trường để đưa ra những giống mía cao sản mới nhằm tăng chất
lượng và sản lượng cho cây mía, tạo nguồn cung ổn định cho thị trường nội địa
cũng như tạo thế chủ động cho các DN trong nước.
Theo BaoMoi