Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu rất khó khăn

5/25/2012 10:08:44 AM

Trong 5 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu tăng đến 23,8% nhưng chủ yếu của các doanh nghiệp FDI, còn với các doanh nghiệp trong nước vẫn rất khó khăn

 

Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến nay cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta đạt 76,44 tỉ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 37,86 tỉ USD, tăng 23,8%.

 

Doanh nghiệp trong nước “đuối”

 

Con số xuất khẩu tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước được xem là điểm sáng trong điều kiện tình hình kinh tế gặp khó, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật… không mấy sáng sủa.

 

Tuy nhiên, nhìn góc độ khác, trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tới 20,56 tỉ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cũng chiếm đến 54,3% tổng trị giá xuất khẩu cả nước.

 

Đơn cử, riêng nhà máy Samsung tại Bắc Ninh mỗi tháng đã xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD. Ngược lại, khối DN xuất khẩu trong nước, 4 tháng đầu năm chỉ đạt 15,59 tỉ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Nhìn vào số liệu trên có thể thấy “công” lớn đưa xuất khẩu thành điểm sáng là nhờ DN FDI.

 

TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá xuất khẩu chung không đến nỗi nhưng xuất khẩu của DN trong nước rất kém, quý I thậm chí không tăng trưởng. Trong khi đó, DN FDI có nhiều lợi thế hơn nhờ tận dụng được nguồn vốn rẻ từ công ty mẹ, có thương hiệu, thị trường tiêu thụ ổn định, tham gia chuỗi cung ứng giá trị… nên không bị ảnh hưởng nặng nề như DN xuất khẩu trong nước.

 

Theo TS Lê Đăng Doanh, số liệu xuất khẩu cho thấy DN FDI đang nổi trội hơn hẳn so với DN trong nước. Họ chiếm ưu thế bởi có thị trường, khách hàng ở các thị trường lớn. Ngược lại, DN xuất khẩu trong nước chưa tham gia chuỗi giá trị, chỉ bán hàng như với thị trường nội địa và phụ thuộc vào người mua có ký hợp đồng hay không?

 

“Không thể thấy số lượng xuất khẩu tăng mà yên tâm rằng DN trong nước vẫn phát triển. Giá đầu vào tăng cao cộng với thị trường thế giới gặp khó đang là vấn đề lo ngại của các DN xuất khẩu trong nước. Vì vậy, cần thêm nhiều giải pháp hỗ trợ DN xuất khẩu” - TS Lê Đăng Doanh nhận xét.

 

Lo thiếu đơn hàng, bí đầu ra

 

Thống kê nửa đầu tháng 5-2012 cho thấy kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may (trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta) tiếp tục giảm 34 triệu USD so với nửa cuối tháng 4-2012. Bốn tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 4,23 tỉ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu qua thị trường EU chỉ đạt 617 triệu USD, giảm 2,7%.

Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết lúc trước DN dệt may gặp khó bởi lãi suất quá cao, nay lãi suất giảm về mức 15%/năm nhưng tiếp cận không dễ. Tìm kiếm đơn hàng đang là vấn đề các DN trong ngành phải đối mặt. Trước đây khi “vào mùa”, các DN có thể thoải mái lựa chọn đối tác để làm nhưng nay số lượng đơn hàng sụt giảm mạnh. Ngay những DN lớn như Tổng Công ty May Sài Gòn 3, lượng đơn hàng giảm khoảng 5% so với cùng kỳ, DN nhỏ có thể thiếu hụt khoảng 10% đơn hàng.

 

Tương tự, nhiều DN xuất khẩu ngành thủy sản đang “ngồi trên lửa” bởi không tìm được đối tác, thị trường truyền thống gặp khó. Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe cho biết chưa xong chuyện thiếu vốn, nay DN lại lo khi không có đơn hàng, hàng làm ra nhưng thiếu thị trường tiêu thụ. Thống kê của Tổng cục Hải quan nửa đầu tháng 5 cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 45 triệu USD. Trước đó, số liệu xuất khẩu thủy sản tháng 4-2012 đạt 505 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Thị trường châu Âu vốn là trọng điểm nhưng nay đã bị chững lại...

 

“Ai cũng khuyên DN nên đi tìm thị trường mới, khách hàng mới nhưng không dễ bởi cả thế giới đều khó khăn” - ông Phạm Xuân Hồng than.

 

Cạnh tranh bằng giá không còn lợi thế

 

Theo TS Võ Trí Thành, về dài hạn, Việt Nam cần chuyển dịch sâu hơn nữa bởi cạnh tranh qua giá thì hàng hóa của chúng ta dễ bị đánh bởi chính sách chống bán phá giá, các hàng rào kỹ thuật như an toàn vệ sinh thực phẩm… Câu chuyện về đầu tư, năng lực cạnh tranh của DN cũng cần chú ý. Không phải xuất cái gì là nhập nguyên liệu đó về mà cần phải chế biến, thêm thắt để tạo giá trị gia tăng rồi mới xuất đi.

 

Theo NLĐ

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Dự kiến giảm thuế xuất khẩu than do... TKV khó khăn (5/25/2012 10:08:19 AM)
Nửa đầu tháng 5: Xuất khẩu gạo đạt trên 400 nghìn tấn (5/25/2012 10:07:05 AM)
Xuất khẩu nông sản đạt gần 900 triệu USD tháng 5 (5/25/2012 10:06:37 AM)
Thí điểm chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử (5/24/2012 10:04:43 AM)
Dệt may, nông sản... sang Mỹ sẽ được ưu đãi thuế (5/24/2012 10:01:54 AM)
Xuất khẩu tìm thị trường mới (5/24/2012 10:01:07 AM)
Ký hợp đồng xuất khẩu hạt điều hơn 200 triệu đô la (5/24/2012 10:00:39 AM)
Vải bạt tiếp tục khẳng định vị trí xuất khẩu quan trọng (5/24/2012 10:00:06 AM)
Đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản (5/23/2012 10:10:42 AM)
Sẽ cấp phép xuất khẩu điều (5/23/2012 10:09:18 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com