Theo số liệu thống kê, trong nửa đầu năm 2013, Việt Nam đã thu về từ thị trường Mexico 374,78 triệu USD từ hàng hóa xuất khẩu, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái 9,9%.
Giày dép các loại tiếp tục là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất trong số các nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này. Tính đến hết nửa đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 112.059.121 USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 29,8% tổng trị giá xuất khẩu.
Ngoài ra một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Mexico cũng đạt được trị giá trên 30 triệu USD trong nửa đầu năm 2013, cụ thể như hàng thủy sản đạt 55.672.313 USD; dệt may đạt 36.829.717 USD; cà phê trị giá 35.428.537 USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 33.475.242 USD.
Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mexico tháng 6 và 6 tháng năm 2013
ĐVT: USD
Mặt hàng XK |
Tháng 6/2013 |
6tháng/2013 |
|
Lượng |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá (USD) |
Tổng |
|
66.153.504 |
|
374.782.913 |
Giày dép các loại |
|
18.259.016 |
|
112.059.121 |
Hàng thủy sản |
|
9.511.167 |
|
55.672.313 |
Hàng dệt may |
|
9.056.014 |
|
36.829.717 |
Cà phê |
3.166 |
6.151.301 |
17.126 |
35.428.537 |
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện |
|
3.790.205 |
|
33.475.242 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
|
2.991.537 |
|
26.008.068 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
|
815.070 |
|
7.675.135 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
|
871.853 |
|
4.652.079 |
Túi xách, ví, vali,mũ và ôdù |
|
775.367 |
|
4.638.628 |
Cao su |
162 |
431.159 |
620 |
1.650.929 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
|
171.316 |
|
1.262.213 |
Một số điều cần biết khi kinh doanh với Mexico
Các quy định về xuất nhập khẩu
Chứng từ nhập khẩu
Mexico không có quy định đối với mẫu chứng từ bắt buộc. Tuy nhiên, một bộ chứng từ nhập khẩu cần phải có 05 bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Người bán hàng, người nhận hàng hoặc người môi giới phải ký tay trên chứng từ. Một bộ chứng từ nhập khẩu thông thường bao gồm:
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận mua bán tự do (áp dụng đối với một số giới hạn hàng hóa)
- Đơn bảo hiểm
- Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật (áp dụng đối với một số giới hạn hàng hóa)
- Giấy phép nhập khấu (áp dụng đối với một số giới hạn hàng hóa)
+ Hóa đơn thương mại: trên hóa đơn phải ghi rõ:
- Nơi và ngày phát hành
- Cảng và ngày bốc hàng
- Tên tàu chuyên chở
- Tên cảng tại Mexico và ngày đến
- Tên, địa chỉ người nhận
- Ký mã hiệu kiện hàng
- Số và loại của các kiện hàng
- Nước xuất xứ
- Mô tả chi tiết hàng hóa, bao gồm cả tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng... có dấu của nhà máy sản xuất ra hàng hóa.
- Giá trị hiện tại tại thị trường nội địa Mexico của mỗi loại hàng hóa
- Trị giá FOB và trị giá CIF của hàng hóa
Ngoài ra, trên hóa đơn thương mại cần lưu ý:
- Nhà xuất khẩu phải khai rõ các giá trị và dữ liệu đã cung cấp là đúng sự thực. Nhà xuất khẩu phải ký vào hóa đơn và ghi rõ họ tên và địa chỉ cụ thể.
- Người nhận phải ký vào hóa đơn và chỉ ra rằng các dữ liệu về giá trị và thông số khác là đúng sự thực.
- Trong trường hợp hóa đơn không đến tay người nhận trước khi hàng hóa đến Mexico, các mức phạt nặng sẽ được áp dụng.
- Hoá đơn phải có đủ thông tin theo yêu cầu của khách hàng và phải được lập một cách cẩn thận, rõ ràng.
- Thông tin trên hóa đơn thương mại phải phù hợp với phiếu đóng gói: ví dụ ký mã hiệu và số kiện trên hoá đơn thương mại phải phù hợp với ký mã hiệu và số lượng ghi trên phiếu đóng gói.
- Cảnh báo khách hàng nhập khẩu về những quy định cần phải thực hiện theo luật pháp của Mexico đối với sản phẩm nhập khẩu nếu có.
- Tuân thủ những chỉ dẫn về lập hóa đơn thương mại, đóng gói, ghi ký mã hiệu và nhãn mác sản phẩm. Nếu chưa rõ phải hỏi đại lý Hải quan.
- Không được đóng thêm sản phẩm rời để quảng cáo hay giới thiệu
- Giấy chứng nhận xuất xứ: để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Giấy chứng nhận đem lại các lợi ích về thuế quan cho các hàng hóa tới từ quốc gia có tham gia vào một hiệp định ưu đãi thuế quan với Mexico. Giấy chứng nhận phải được xuất trình khi chất hàng lên tàu tại điểm tiếp nhận hàng hóa để nhận được sự ưu đãi thuế quan và tránh việc trả tiền bồi thường hạn ngạch. Có một vài loại chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, phụ thuộc vào nước xuất xứ và hàng hóa.
- Vận đơn: Theo thông lệ thương mại. Vận đơn theo lệnh (To Order Bill of Lading) được chấp nhận.
Vận đơn nên bao gồm họ tên, số điện thoại và thông tin liên lạc của hãng làm thủ tục hải quan và hãng đại lý vận tải.
- Giấy chứng nhận mua bán tự do: Một vài loại hàng hóa cần có chứng nhận mua bán tự do tại điểm làm thủ tục hải quan. Chứng nhận mua bán tự do phải được cấp tại nước xuất xứ và bao gồm một khai báo bằng văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp ghi nhận rằng tại nước xuất xứ hàng hóa này được phép tiêu thụ tự do mà không có hạn chế nào.
- Đơn bảo hiểm: Theo thông lệ thương mại.
- Phiếu đóng gói: Nhà xuất khẩu phải làm 6 bản sao của danh sách đóng gói. Mỗi bản mô tả chính xác hàng hóa, giá trị, trọng lượng và số lượng. Thông tin này phải trùng khớp với mô tả trong hóa đơn thương mại.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật: Áp dụng đối với một số mặt hàng động thực vật cần thiết phải được xác nhận đã qua kiểm dịch trước khi được phép thông quan.
- Giấy phép nhập khẩu: một số sản phẩm phải xin phép trước khi nhập khẩu như: nông sản tươi sống, tân dược, thuốc thú y, thực phẩm chế biến, ... và phải khai rõ với đại lý Hải quan. một số ngành hàng phải đăng ký khi nhập khẩu nhằm quản lý chặt chẽ về mặt tài chính, tránh gian lận thương mại (bán phá giá). Ví dụ như: đồ chơi bằng sắt thép, bút chì, rượu vang và rượu màu, hàng dệt may, giày dép, khố trẻ em...
Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu
- Mối quan tâm chính đối với các nhà xuất khẩu là các mặt hàng hạn chế nhập khẩu vào Mexico. Vềlý thuyết, điều này đòi hỏi những người có thẩm quyền trong ngành hải quan phải nắm rõ từng mặt hàng nhập khẩu thích hợp với từng vấn đề liên quan như phân loại thuế hay giá trị thuế. Nhưng trong thực tế, điều này có thể là trở ngại.
Một số mặt hàng hạn chế nhập khẩu vào Mexico gồm: Táo; Mỡ lợn, chất béo và dầu; Bia; Xì gà và thuốc lá; Diêm; Lốp xe đạp mới; Lốp xe đã sử dụng; Tất, ghệt và các đồ tương tự; Xe đạp; Bút chì; Đĩa, băng cát xét trắng và đã ghi; Đĩa và thiết bị ghi CD; Vải dệt.
Tạm nhập
- Nhập khẩu tạm thời đối với thiết bị, linh kiện hay các hàng hoá khác được miễn thuế. Qui định này đựoc áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu tạm thời sau đó sẽ trở lại nơi xuất xứ như hàng hoá triển lãm, hội chợ. Qui định này cũng áp dụng đối với các hàng hoá được chế biến, sản xuất lại hay sửa chữa sau đó tái xuất như, nguyên liệu thô, linh kiện hay phụ tùng dây chuyền công nghiệp hoặc đối với các công ty hoạt động theo chương trình xuất khẩu đặc biệt.
- Các doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập hàng hóa vào Mexico có thể tận dụng các ưu đãi theo các điều khoản đặc biệt của Hiệp định Thương mại Tự do (NAFTA) để tránh phải thanh toán thuế nhập khẩu. NAFTA yêu cầu Canada, Mexico và Mỹ cho phép tạm nhập miễn thuế một số mặt hàng từ các nước ngoài NAFTA.
-ATA Carnet không được chấp nhận ở Mexico khi doanh nghiệp làm thủ tục tạm nhập hàng hóa.
- Hàng tạm nhập vào Mexico không phải đóng tiền bảo lãnh tạm nhập.
Theo Bộ Công Thương