|
Tháng 7 là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu giày dép sụt giảm kim ngạch so với tháng trước đó (tháng 6 giảm 8,44%, tháng 7 giảm tiếp 2,93%), nhưng tính chung cả 7 tháng đầu năm, kim ngạch vẫn tăng 14,87% so với 7 tháng đầu năm ngoái, đạt mức trên 4,75 tỷ USD.
Hiện Hoa Kỳ và EU là hai thị trường chính của ngành da giày Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU có xu hướng giảm dần, và tăng dần sang thị trường Hoa Kỳ, vì thị trường EU hiện tương đối bão hoà và có một số rào cản. Nếu năm 2008, xuất khẩu giày dép sang EU chiếm trên 52% tổng xuất khẩu giày dép của Việt Nam, thì đến năm 2012 giảm xuống 36,7%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm trên 22,5% trong năm 2008, đã tăng lên mức 31,3% trong năm 2012. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu giày dép với tổng kim ngạch trên 7,2 tỷ USD.
Tháng 7/2013 xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 765,46 triệu USD, xuất sang hầu hết các thị trường đều bị sụt giảm so với tháng trước đó; đáng chú ý là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Anh, Bỉ cũng sụt giảm kim ngạch (Hoa Kỳ giảm 11,11% so với tháng 6, đạt 214,2 triệu USD; Anh giảm 4,13%, đạt 47,68 triệu USD; Bỉ giảm 19,66%, đạt 40,54 triệu USD). Tuy nhiên, trong tháng 7 có một vài thị trường tuy kim ngach xuất khẩu không cao nhưng so với tháng trước lại đạt mức tăng trưởng mạnh như: Achentina tăng 123,31%, đạt 5,99triệu USD; Singapore tăng 79,59%, đạt 3,88triệu USD; Malaysia tăng 52,27%, đạt 3,78triệu USD.
Trong số 44 thị trường xuất khẩu chủ yếu của giày dép Việt Nam 7 tháng đầu năm, có 36/44 thị trường đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ, còn lại 8/44 thị trường sụt giảm kim ngạch; trong đó, kim ngạch tăng trưởng mạnh ở các thị trường như: Achentina (+69,89%), Thái Lan (+50,93%), Nga (+43,31%), Israel (+39%).
Các số liệu về xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường trong 7 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
Thị trường |
T7/2013 |
Chênh lệch so với T6/2013
(%) |
Chênh lệch so với T7/2012
(%) |
7T/2013 |
Chênh lệch so với cùng kỳ(%) |
Tổng cộng |
765.463.029 |
-2,93 |
+20,82 |
4.754.887.403 |
+14,87 |
Hoa Kỳ |
214.201.324 |
-11,11 |
+20,49 |
1.487.668.099 |
+20,12 |
Anh |
47.678.253 |
-4,13 |
+10,79 |
307.520.376 |
+5,40 |
Bỉ |
40.541.549 |
-19,66 |
+13,13 |
291.072.892 |
+20,75 |
Đức |
47.288.025 |
+10,82 |
+20,05 |
244.627.635 |
+6,77 |
Nhật Bản |
40.307.412 |
+32,31 |
+59,29 |
224.165.784 |
+21,61 |
Hà Lan |
31.935.850 |
-11,46 |
+0,71 |
210.788.336 |
+9,63 |
Trung Quốc |
36.113.102 |
+32,76 |
+35,17 |
205.018.561 |
+13,58 |
Braxin |
28.983.183 |
+39,67 |
+7,09 |
171.184.881 |
+15,33 |
Tây Ban Nha |
33.258.490 |
+10,21 |
+27,58 |
170.915.261 |
+21,28 |
Hàn Quốc |
20.110.575 |
-18,03 |
+37,85 |
137.924.218 |
+34,74 |
Mexico |
25.097.768 |
+37,45 |
+0,12 |
137.124.922 |
+11,61 |
Pháp |
22.179.944 |
-23,76 |
-1,76 |
131.701.748 |
-13,50 |
Italy |
28.376.856 |
+8,93 |
+9,45 |
131.020.492 |
+1,13 |
Canada |
18.175.753 |
+25,18 |
+83,28 |
93.258.383 |
+26,04 |
Panama |
8.191.272 |
-38,17 |
-38,29 |
68.995.764 |
-10,65 |
Hong Kong |
10.174.383 |
-10,10 |
+37,20 |
57.876.673 |
+20,84 |
Australia |
8.151.162 |
-20,36 |
+26,89 |
57.106.698 |
+24,29 |
Nga |
9.966.466 |
+6,51 |
+101,52 |
53.008.759 |
+43,31 |
Slovakia |
11.403.715 |
+21,39 |
+44,57 |
51.859.439 |
+36,83 |
Nam Phi |
9.143.331 |
+5,62 |
+34,27 |
43.563.140 |
+7,99 |
Đài Loan |
6.668.053 |
-6,36 |
+16,51 |
40.698.632 |
+12,62 |
Chi Lê |
8.455.335 |
+21,49 |
+6,54 |
40.464.722 |
+8,05 |
Thụy Điển |
5.781.524 |
-23,22 |
-11,71 |
33.901.233 |
+4,70 |
Áo |
5.926.054 |
+10,92 |
+29,73 |
32.189.217 |
-4,46 |
Tiểu vương quốc Ả Rập TN |
3.639.002 |
-41,83 |
+80,58 |
30.381.753 |
+18,03 |
Argentina |
5.986.001 |
+123,31 |
+267,27 |
26.728.652 |
+69,89 |
Đan Mạch |
1.537.164 |
-70,47 |
-3,00 |
20.176.594 |
+20,38 |
Ấn Độ |
2.338.177 |
-7,71 |
-23,58 |
18.037.742 |
+7,23 |
Singapore |
3.875.152 |
+79,59 |
+322,92 |
17.897.151 |
+32,31 |
Malaysia |
3.783.226 |
+52,27 |
+87,34 |
17.654.699 |
+25,58 |
Czech |
1.285.220 |
-57,15 |
+20,76 |
15.370.890 |
-26,17 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
1.234.915 |
-44,51 |
+71,41 |
15.049.959 |
+18,20 |
Thái Lan |
1.842.450 |
-41,90 |
+36,35 |
14.887.166 |
+50,93 |
Thụy Sĩ |
2.207.465 |
+11,11 |
-4,44 |
14.159.309 |
-7,25 |
Philippines |
1.527.529 |
-35,99 |
+6,30 |
12.201.111 |
+8,73 |
NaUy |
1.160.996 |
-49,96 |
+80,22 |
11.997.386 |
+31,53 |
Indonesia |
868.249 |
-45,73 |
-6,83 |
11.860.866 |
+15,43 |
Hy Lạp |
1.558.307 |
-29,31 |
+85,28 |
10.637.048 |
+15,39 |
New Zealand |
1.359.091 |
-8,83 |
+9,71 |
10.078.767 |
+15,74 |
Israel |
1.364.748 |
-28,47 |
+44,60 |
9.982.997 |
+39,00 |
Ba Lan |
700.985 |
62,10 |
+14,04 |
6.808.055 |
-26,97 |
Ucraina |
540.875 |
-23,44 |
+36,54 |
4.052.082 |
-7,58 |
Phần Lan |
103.623 |
-68,05 |
+42,14 |
2.432.789 |
+3,72 |
Bồ Đào Nha |
62.991 |
-82,95 |
-7,72 |
801.799 |
-14,42 |
Kết quả xuất khẩu giày dép 7 tháng đầu năm tăng 14,87% so với cùng kỳ, điều này được đánh giá là rất khả quan trong bối cảnh thị trường còn khó khăn. Tuy nhiên, con số hấp dẫn này lại không khỏi khiến nhiều DN trong ngành ngậm ngùi vì đa phần lợi nhuận đều đổ dồn vào những doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI). Mặc dù chỉ chiếm 23% số lượng DN toàn ngành da giày Việt Nam, khoảng 500 DN, nhưng các doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu đạt 76% kim ngạch toàn ngành và sản xuất cho hầu hết các thương hiệu nổi tiếng với số lượng đơn hàng lớn.
Trong khi đó, dù có hơn chục thương hiệu, nhưng đến nay phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ phục vụ thị trường nội địa. Vấn đề của ngành da giày Việt Nam cũng không khác gì ngành dệt may hay một số ngành có thế mạnh xuất khẩu khác. Cụ thể, những nhóm ngành này, đặc biệt là các DN nội địa trong ngành da giày luôn tồn tại những bất lợi dễ thấy: thứ nhất, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp từ Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nhất là Trung Quốc, hơn 60% nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ đây; thứ hai, máy móc, thiết bị, công nghệ yếu, hầu hết phải nhập khẩu; thứ ba, hoạt động xúc tiến thương mại không được chú trọng. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giày có những bước tiến đáng kể. Một số ngành hàng có tỷ lệ nội địa hóa đến 70%. Sản phẩm Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất là giày thể thao thì tỷ lệ nội địa hóa đã trên dưới 50%. Tuy nhiên, một số dòng giày cao cấp vẫn phải nhập nhiều vật tư, đặc biệt là da. Đây cũng chính là khó khăn của nhiều DN da giày, dù đang được đặt trong tay một cơ hội mới với các loại túi xách bằng da.
Hiện nay phần lớn doanh nghiệp trong ngành cũng đã có đơn hàng để thực hiện đến hết quí 3 cũng như cuối năm nay, với mức tăng trưởng 10 – 15%. Tính chung 7 tháng đầu năm, sản lượng giày, dép ước đạt 148,7 triệu đôi, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trên thị trường đang xuất hiện xu hướng dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày một nhiều, trong đó có cả những khách hàng từ Nhật Bản. Ngoài ra, việc Việt Nam đang bước vào những vòng đàm phán cuối để gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với các nước trong khối Liên minh châu Âu cũng tạo cơ hội cho làn sóng đầu tư vào lĩnh vực da giày, tăng khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và tiếp cận với các thương hiệu lớn về sản phẩm giày dép, túi xách của thế giới…Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da Giày Việt Nam (Lefaso), cũng cho biết Việt Nam được hưởng lợi phần nào từ sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc. Ngoài ra, xuất khẩu giày dép sang Mỹ cũng được mở rộng nhờ các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đang đón đầu hiệp định TPP.
Theo vinanet
|