Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2013 đạt 718,29 triệu USD, tăng 40,37% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ là nhóm điện thoại các loại và linh kiện đạt 231,38 triệu USD, chiếm 32,2% tổng trị giá xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Thổ Nhĩ Kỳ 8 tháng đầu năm 2013 là: xơ sợi các loại 212,64 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 45,77 triệu USD; hàng dệt may 45,71 triệu USD; máy thiết bị phụ tùng 25,44 triệu USD; cao su 24,47 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu 9,96 triệu USD;...
Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ 8 tháng năm 2013
Tổng |
ĐVT |
Tháng 8/2013 |
8Tháng/2013 |
|
|
Lượng |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá (USD) |
|
|
|
103.532.284 |
|
718.290.180 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
USD |
|
45.688.986 |
|
231.384.729 |
Xơ, sợi dệt các loại |
Tấn |
11.738 |
25.783.990 |
88923 |
212.642.938 |
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện |
USD |
|
7.926.716 |
|
45.775.388 |
Hàng dệt may |
USD |
|
5.052.664 |
|
45.710.364 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
USD |
|
2.377.339 |
|
25.446.952 |
Cao su |
Tấn |
1.321 |
2.850.913 |
10.172 |
24.469.363 |
Giày dép các loại |
USD |
|
270.604 |
|
15.259.305 |
Chất dẻo nguyên liệu |
Tấn |
237 |
441.720 |
5.497 |
9.969.190 |
Sắt thép các loại |
Tấn |
287 |
425.330 |
4.304 |
8.510.429 |
Gỗ và sp gỗ |
USD |
|
725.935 |
|
8.137.320 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
USD |
|
616.302 |
|
5.887.389 |
Hạt tiêu |
Tấn |
122 |
514.010 |
1.193 |
5.729.489 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
USD |
|
729.268 |
|
4.508.620 |
Hàng thủy sản |
USD |
|
336.860 |
|
3.383.331 |
Gạo |
Tấn |
|
|
4.562 |
2.147.168 |
Một số quy định của Thổ Nhĩ Kỳ đối với hàng lương thực, thực phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ cần chú ý để áp dụng.
Quy định đóng gói bao bì
Thổ Nhĩ Kỳ có 9 tiêu chuẩn khác nhau đối với nguyên vật liệu đóng gói phẩm cấp lương thực, thực phẩm như chất liệu giấy, kính thủy tinh, kim loại và nhựa (các chai, lọ PVC, PET). Kích cỡ và loại hình đóng gói đối với các sản phẩm lương thực, thực phẩm nói chung phải linh hoạt.
Quy định về chất phụ gia đối với sản phẩm lương thực, thực phẩm
Bộ Luật lương thực, thực phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ quy định số lượng tối đa chất phụ gia được phép pha trộn trong các sản phẩm lương thực, thực phẩm cũng như trong những điều kiện nào thì không được sử dụng chất phụ gia. Ví dụ, cấm không được sử dụng chất gây ngọt trong các sản phẩm sữa trẻ em và đồ ăn của trẻ em trong thời hạn từ 0 - 3 năm. Trong Bộ luật này phần nói về quy định sử dụng chất phụ gia trong sản phẩm rất chi tiết và phù hợp với các quy định của EU. Nó đề cập đến mã hiệu FEMA và COE đối với các chất phụ gia khi có thể áp dụng. Mối bận tâm của các nhà xuất khẩu các sản phẩm chế biến là tất cả các hương vị (có thể là độc quyền) phải được liệt kê cụ thể khi xin đăng ký sản phẩm.
Trong nỗ lực tạo chính sách của mình phù hợp với chính sách của EU, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ra thông báo cấm việc pha trộn một số chất kháng sinh nhất định vào các sản phẩm thực phẩm chế biến từ động vật.
Thuốc diệt trừ sâu bọ và các chất gây ô nhiễm khác
Bộ Luật lương thực, thực phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ quy định mức tối đa được phép sử dụng các chất thuốc diệt trừ sâu bọ và chất hoóc môn trong các sản phẩm lương thực, thực phẩm (danh mục các chất thuốc diệt trừ sâu bọ và chất hoóc môn được phép sử dụng dài khoảng 12 trang trong phần 7 và 8 của Bộ Luật lương thực, thực phẩm). Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Gia súc là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và ban hành các quy định trong lĩnh vực này. Tất cả các thuốc diệt trừ sâu bọ phải được đăng ký với Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Gia súc.
Các quy định và yêu cầu khác
Người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm đăng ký cho mỗi sản phẩm. Thủ tục này có thể mất 2 tuần. Việc kiểm tra trong phòng thí nghiệp là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm đóng gói và các mẫu sản phẩm.
Về chế độ kiểm soát lương thực, thực phẩm: Bộ Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Gia súc là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước. Bộ Y tế chịu trách nhiệm kiểm soát và phê duyệt cho các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm về điều kiện vệ sinh trước khi các nhà máy này đi vào hoạt động sản xuất. Bộ Y tế và chính quyền địa phương cũng giám sát các sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ. Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm theo quy định sẽ bị kiểm tra 2 lần/năm và đối với các chợ/siêu thị là không dưới 3 lần/năm (chủ yếu là các chợ/siêu thị lớn). Việc kiểm tra thường là đột xuất.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng duy trì các tiêu chuẩn phức tạp đối với các sản phẩm nhập khẩu là gia súc và thịt. Đồng thời yêu cầu Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Gia súc phải kiểm tra, giám sát các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có yếu tố nước ngoài với chi phí do người nhập khẩu trong nước phải chịu.
Các công ty phải đăng ký thương hiệu với Viện Thương hiệu và Bản quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi kiểm tra và giám sát bước đầu, thương hiệu sẽ được công bố trên công báo về thương hiệu trong 3 tháng. Nếu trong thời gian này không có sự phản đối nào thì thương hiệu chính thức được đăng ký. Thời gian để thực hiện quy trình này khoảng 4 tháng.
Theo Bộ Công Thương