|
Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ tháng 9/2013, đến nay mối quan hệ ngày càng pháp triển. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp ngày càng đa dạng, phong phú; các nhóm hàng đạt kim ngạch cao như điện thoại và linh kiện, giày dép, hàng dệt may, thủy sản, máy vi tính, điện tử,cà phê, gỗ và sản phẩm.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp 2 quí đầu năm nay tăng nhẹ 4,76% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 1,07 tỷ USD; trong đó riêng tháng 6 kim ngạch đạt 177,43 triệu USD, tăng 15,47% so với tháng trước đó.
Đứng đầu nhóm hàng xuất khẩu sang Pháp là điện thoại và linh kiện chiếm 39,08% tổng kim ngạch, với 418,69 triệu USD, tăng 9,18% so với cùng kỳ; tiếp đến mặt hàng giày dép chiếm 10,18%, với 109,03 triệu USD, giảm nhẹ 0,76%; hàng dệt may 86,07 triệu USD, tăng 5,51%; hàng thủy sản 68,05 triệu USD, tăng 32,13%; máy vi tính và sản phẩm 54,31 triệu USD, giảm 51,84%; cà phê 53,69 triệu USD, tăng 28,63%.
Nhìn chung đa số hàng hóa xuất khẩu sang Pháp 6 tháng đầu năm tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đáng chú ý là nhóm hàng nông, lâm thủy sản xuất khẩu sang thị trường này tăng mạnh như: xuất khẩu hạt điều tăng 143%, đạt 12,76 triệu USD; hạt tiêu tăng 62,68%, đạt 11,51 triệu USD; thủy sản tăng 32,13%, đạt 68,05 triệu USD; gạo tăng 38,33%, đạt 1,21 triệu USD; cà phê tăng 28,63%, đạt 53,69 triệu USD; gỗ tăng 25,15%, đạt 50,66 triệu USD.
Số liệu Hải quan xuất khẩu sang Pháp 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Mặt hàng |
T6/2014 |
6T/2014 |
T6/2014 so với T5/2014(%) |
6T/2014 so với cùng kỳ(%) |
Tổng kim ngạch |
177.425.643 |
1.071.367.324 |
+15,47 |
+4,76 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
59.487.531 |
418.692.570 |
+38,96 |
+9,18 |
Giày dép các loại |
24.582.249 |
109.025.042 |
+18,76 |
-0,76 |
Hàng dệt may |
21.599.572 |
86.072.598 |
+27,26 |
+5,51 |
Hàng thuỷ sản |
14.496.033 |
68.047.610 |
+2,97 |
+32,13 |
Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện |
5.138.462 |
54.314.502 |
-10,28 |
-51,84 |
Cà phê |
4.640.780 |
53.694.758 |
-45,05 |
+28,63 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
6.441.567 |
50.664.582 |
-8,59 |
+25,15 |
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
6.201.574 |
33.322.273 |
-4,82 |
+17,06 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
3.565.881 |
22.681.554 |
+10,25 |
+46,81 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
3.652.190 |
22.054.081 |
-15,28 |
+12,90 |
Đá quí, kim loại quí và sản phẩm |
2.502.658 |
17.297.465 |
+6,54 |
-11,72 |
Hạt điều |
3.074.151 |
12.761.564 |
+33,82 |
+143,82 |
Hạt tiêu |
2.279.246 |
11.509.154 |
+12,79 |
+62,68 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
1.094.529 |
9.099.674 |
+17,34 |
-58,73 |
Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc |
1.228.940 |
8.365.748 |
-16,78 |
+47,00 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
1.633.097 |
5.996.905 |
+113,57 |
* |
Nguyên liệu dệt may, da giày |
852.358 |
4.949.959 |
+15,77 |
* |
Hàng rau quả |
721.017 |
4.902.287 |
-15,47 |
+45,47 |
sản phẩm từ sắt thép |
649.999 |
4.688.261 |
-2,86 |
+14,66 |
Sản phẩm gốm sứ |
1.230.842 |
4.621.380 |
+29,51 |
-15,78 |
Cao su |
253.639 |
3.948.737 |
-68,76 |
-11,16 |
Sản phẩm mây tre, cói và thảm |
743.339 |
3.476.088 |
+47,68 |
-10,65 |
Sản phẩm từ cao su |
417.386 |
2.311.100 |
-8,52 |
* |
Gạo |
39.346 |
1.212.194 |
-69,92 |
+38,33 |
Dây điện và dây cáp điện |
168.768 |
937.657 |
-17,96 |
-24,15 |
Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Pháp đang hoạt động rất mạnh trong các lĩnh vực môi trường, năng lượng, giao thông. Ví dụ, các doanh nghiệp như GDF Suez, Veolia và EDF đang nỗ lực thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp cho Việt Nam, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược và nhu cầu của Việt Nam.
Tiềm năng của Việt Nam - một đất nước và thị trường phát triển năng động, đang là đích đến của các doanh nghiệp Pháp và được Chính phủ Pháp ưu tiên. Hai nước có quan hệ tốt đẹp dựa trên các giá trị lịch sử, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Điều này được minh chứng bởi Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Pháp đã có quan hệ chiến lược.
Việt Nam và EU đang cố gắng hoàn tất các vòng đàm phán cuối cùng cho một hiệp định thương mại tự do song phương, để có thể ký kết vào cuối năm nay. Cũng như Việt Nam, Pháp mong muốn đây là một hiệp định công bằng và toàn diện, cần được ký kết càng sớm càng tốt và sẽ có lợi cho tất cả các bên liên quan. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với hiệp định này, thương mại song phương giữa Việt Nam và EU sẽ có thêm xung lực phát triển mới.
Hy vọng hiệp định này sẽ giúp cân bằng thương mại giữa 2 nước và đợi chờ những kết quả tốt đẹp từ Hiệp định, không chỉ về việc cắt giảm thuế quan, mà còn về những vấn đề lớn như rào cản thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bảo hộ chỉ dẫn địa lý) và một môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Pháp cũng là đối tác phát triển lớn của Việt Nam.
Pháp là nhà tài trợ ODA đầu tiên của châu Âu cho Việt Nam và là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai của khu vực này cho Việt Nam - chủ yếu thông qua Cơ quan Phát triển Pháp và vốn vay ưu đãi của Bộ Tài chính Pháp.
Theo Bộ Công Thương.
|