Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Chiến dịch kiểm tra tập trung năm 2014 của các Chính quyền cảng thành viên Tokyo-MOU và Paris-MOU về thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên trên tàu

8/12/2014 10:20:19 AM

Các Chính quyền cảng tham gia Thỏa thuận kiểm tra nhà nước tại cảng biển khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Tokyo-MOU) và Thỏa thuận kiểm tra nhà nước tại cảng biển khu vực Tây Âu - Bắc Đại Tây Dương (Paris-MOU) sẽ tiến hành chiến dịch kiểm tra tập trung liên quan đến thực hiện các quy định về thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên từ ngày 01/9 đến ngày 30/11/2014.

Cơ sở để thực hiện Chiến dịch kiểm tra tập trung này là quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với thuyền viên của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên (STCW) và Công ước Lao động hàng hải (MLC 2006). Ngày 04/7/2014, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có Văn bản số 2537/ĐKVN-VRQC về thực hiện số giờ làm việc, nghỉ ngơi của thuyền viên theo MLC 2006.

Theo Tiêu chuẩn A 2.3, mục 2, của Công ước MLC 2006, mỗi quốc gia thành viên công ước phải xác định trong hệ thống văn bản pháp luật của mình phương thức giám sát hoặc số giờ làm việc tối đa, hoặc số giờ nghỉ ngơi tối thiểu của thuyền viên trên tàu (chỉ nhất quán thực hiện theo một trong hai phương thức cho toàn bộ đội tàu mang cờ quốc tịch). Thông tư số 05/2012/TT-BGTVT ngày 06/3/2012 của Bộ GTVT quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam, tuy không khẳng định rõ Việt Nam thực hiện theo phương thức nào, nhưng trong các quy định và biểu mẫu liên quan đều thể hiện cách thức giám sát theo thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu.

Nhằm mục đích tuân thủ quy định của Công ước MLC 2006 liên quan đến thời giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi của thuyền viên, các chủ tàu/ công ty quản lý tàu hoạt động tuyến quốc tế cần thực hiện đầy đủ các quy định liên quan theo phương thức theo dõi số giờ nghỉ ngơi tối thiểu của thuyền viên, tham khảo Hướng dẫn của IMO/ILO về lập bảng ghi thời giờ làm việc trên tàu và mẫu bản ghi thời giờ làm việc hoặc nghỉ ngơi trên tàu của thuyền viên đính kèm Thông báo kỹ thuật tàu biển số 005TI/14TB ngày 26/5/2014.

Nhằm tránh việc tàu bị lưu giữ trong Chiến dịch kiểm tra tập trung của Tokyo-MOU và Paris-MOU về thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên, công ty quản lý tàu và thuyền trưởng cần có sự quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề sau:

+ Bảng ghi thời giờ làm việc trên tàu (the Table of shipboard working arrangements) phải được bố trí tại nơi thuyền viên thường xuyên có mặt hoặc dễ dàng tiếp cận.

+ Tài liệu (giấy chứng nhận) định biên an toàn tối thiểu của tàu và các chứng chỉ chuyên môn/nghiệp vụ của thuyền viên theo quy định phải được soát xét kỹ đảm bảo sự phù hợp, được bảo quản cẩn thận trên tàu và sẵn sàng xuất trình cho sỹ quan kiểm tra của Chính quyền cảng (PSCO) khi có yêu cầu.

+ Nếu tàu được phép vận hành với buồng máy không có người trực ca (UMS), giấy chứng nhận/tài liệu liên quan đến sự cho phép này (ví dụ như Giấy chứng nhận phân cấp tàu có ghi dấu hiệu cấp “buồng máy không có người trực ca”) phải được xuất trình cho PSCO khi có yêu cầu.

+ Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi (the Record of hours of rest) phải được duy trì cho tất cả các thuyền viên. Bản ghi này phải được lập trên cơ sở hàng ngày; được thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền và thuyền viên ký tối thiểu một tháng một lần. Bản sao của bản ghi phải được cấp cho thuyền viên.

+ Nếu bản ghi thời giờ nghỉ ngơi phải được duy trì dưới hình thức điện tử (máy tính), thì bản ghi này phải được in, ký và cấp cho thuyền viên tối thiểu một tháng một lần.

+ Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi phải được ghi chính xác và phù hợp với số giờ nghỉ ngơi thực tế của từng thuyền viên. Thông tin ghi trong bản ghi thời giờ nghỉ ngơi và thông tin ghi trong các nhật ký của tàu phải phù hợp với nhau. Cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo rằng các thông tin về tàu đến/rời cảng, hoa tiêu lên tàu, huấn luyện trên tàu, kiểm soát tình trạng buồng máy, thuyền viên được yêu cầu làn việc trong thời gian nghỉ,… được ghi chép thích hợp.

+ Ngoài yêu cầu về thời giờ nghỉ ngơi hàng ngày, cần phải lưu ý đến yêu cầu về tổng thời giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 7 ngày bất kỳ.

+ Khi lập kế hoạch chuyến đi, thuyền trưởng cần đảm bảo rằng quy định về thời giờ nghỉ ngơi được lưu ý trong ca trực đầu tiên sau khi tàu khởi hành. Điều này phải có thể được chứng minh bằng tài liệu cho PSCO, ví dụ như thông qua việc xuất trình kế hoạch chuyến đi trong đó có ghi thời gian tàu rời cảng để đảm bảo việc lưu ý đến thời giờ nghỉ ngơi trong các ca trực kế tiếp. Nếu không đảm bảo được vấn đề này, tàu có thể bị lưu giữ cho đến khi thủy thủ trực ca được nghỉ ngơi đầy đủ.

+ Thuyền trưởng phải đảm bảo rằng, và phải chứng minh bằng tài liệu, thuyền viên được yêu cầu làm việc trong thời gian nghỉ phải được nghỉ bù đầy đủ. Trong trường hợp này thuyền trưởng phải có báo cáo bằng văn bản mô tả tình huống xảy ra và lý do cần thiết phải yêu cầu thuyền viên làm việc trong thời gian nghỉ.

+ Phải có bằng chứng từ bản ghi thời giờ ghỉ ngơi và nhật ký của tàu liên quan đến bố trí cảnh giới chuyên biệt được thực hiện trong ca trực phù hợp với quy định của Công ước STCW, ví dụ trong ca đêm, khi tầm nhìn bị hạn chế, mật độ giao thông lớn,…

+ Trong hệ thống quản lý an toàn của tàu phải có quy trình mô tả các nội dung cần thực hiện khi quy định về thời giờ nghỉ ngơi bị vi phạm ở mức độ lớn. Trong trường hợp như vậy, tàu phải ngay lập tức thông báo cho công ty để có các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa sự vi phạm trong tương lai. Khi có yêu cầu của PSCO, tàu phải xuất trình được quy trình liên quan, báo cáo về công ty và các hành động xử lý do công ty đưa ra liên quan đến vụ việc vi phạm lớn về thời giờ nghỉ ngơi.

Các khiếm khuyết sau đây liên quan đến thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên có thể dẫn đến việc tàu bị lưu giữ:

+ Không có bản ghi thời giờ nghỉ ngơi hoặc bản ghi thiếu, không được cập nhật.

+ Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi bị sửa, tẩy xóa,…

+ Không duy trì bản ghi thời giờ nghỉ ngơi khi tàu ở tại cảng; điều này có thể được suy diễn là sỹ quan và thuyền viên trực ca không được nghỉ ngơi đầy đủ nhằm đưa tàu rời cảng một cách an toàn.

+ Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi không phù hợp với các tài liệu khác của tàu như nhật ký boong, nhật ký máy,…

+Thuyền viên không được nghỉ ngơi theo đúng quy định mà không có lý do chính đáng.

Theo Cục Hàng hải Việt nam.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức Lễ đóng mở thầu Gói thầu số 11 “Thi công nạo vét đoạn luồng sông Hậu và kênh Quan Chánh Bố” – Dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (8/9/2014 9:41:31 AM)
Tích cực đổi mới toàn diện, nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải (8/8/2014 9:21:28 AM)
Bộ trưởng gỡ khó cho doanh nghiệp hàng hải (8/6/2014 9:43:58 AM)
Tàu nội không còn muốn treo cờ ngoại (8/5/2014 10:32:07 AM)
Thủ tướng yêu cầu xem xét vụ kiện 3 triệu USD của Vinalines (8/4/2014 9:32:22 AM)
Tháo ngòi cho cảng biển (8/1/2014 10:17:40 AM)
Cục trưởng Nguyễn Nhật chủ trì Cuộc họp bàn công tác chuẩn bị Hội nghị đối thoại của Bộ trưởng GTVT với doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển (7/30/2014 10:04:06 AM)
TPHCM: Tập trung kiểm tra hoạt động tàu khách du lịch (7/30/2014 9:56:31 AM)
Tàu triệu đô sắp chạy lại tuyến TP HCM - Vũng Tàu (7/28/2014 9:23:43 AM)
Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp tham gia “Thực tập kết nối thông tin an ninh hàng hải” bến cảng Tân Cảng Cao Lãnh (7/25/2014 8:32:58 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com