Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2014 đạt 975,22 triệu USD, tăng 36,48% so với cùng năm trước.
Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 6 Châu Âu và thứ 15 thế giới về quy mô kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là thị trường quan trọng và có nhiều triển vọng phát triển đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2014 khá đa dạng như: Điện thoại các loại; xơ, sợi dệt các loại; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sắt thép các loại; cao su; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép các loại; phương tiện vận tải và phụ tùng; sản phẩm từ chất dẻo; hạt tiêu; hàng thủy sản; nguyên phụ liệu, dệt may da giày; chất dẻo nguyên liệu; gạo; chè.
Điện thoại các loại và linh kiện vẫn đứng đầu kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2014, trị giá 461,53 triệu USD, tăng tới 99,47% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 48% tổng trị giá xuất khẩu. Với việc gia tăng xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu chung sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh.
Xuất khẩu một số mặt hàng có mức tăng trưởng sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 8 tháng đầu năm 2014: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 49,9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 66,48%; hạt tiêu tăng 53,33%; hàng thủy sản tăng 53,95%. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng mạnh nhất, tăng 130,26% so với cùng kỳ năm trước đó.
Tiềm năng quan hệ thương mại song phương
Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế mở, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh trong những năm gần đây và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế (chiếm khoảng 50% GDP trong năm 2013). Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 500 tỷ USD vào năm 2023 với tham vọng trở thành 1 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Là nước nhập khẩu lớn thứ 22 trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đồng thời tái xuất một phần sang các nước trong khu vực.
Số liệu của Tổng cục hải quan về xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ 8 tháng năm 2014
Mặt hàng XK |
8Tháng/2013 |
8Tháng/2014 |
Tăng giảm so với cùng kỳ năm trước (%) |
|
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá |
Tổng |
|
714.546.061 |
|
975.222.951 |
|
+36,48 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
|
231.384.729 |
|
461.536.336 |
|
+99,47 |
Xơ, sợi dệt các loại |
88.230 |
210.948.178 |
70.683 |
161.244.365 |
-19,89 |
-23,56 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
|
45.775.388 |
|
68.619.143 |
|
+49,9 |
Hàng dệt may |
|
45.132.387 |
|
49.403.917 |
|
+9,46 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác |
|
25.446.952 |
|
23.746.075 |
|
-6,68 |
Cao su |
10.058 |
24.166.246 |
12.594 |
23.051.535 |
25,21 |
-4,61 |
Giày dép các loại |
|
15.138.580 |
|
17.414.787 |
|
+15,04 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
|
8.135.930 |
|
13.544.760 |
|
+66,48 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
|
4.508.620 |
|
10.381.357 |
|
+130,26 |
Hạt tiêu |
1.166 |
5.784.164 |
1.432 |
8.869.136 |
+22,81 |
+53,33 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
|
5.818.482 |
|
7.480.657 |
|
+28,57 |
Chất dẻo nguyên liệu |
5.497 |
9.969.190 |
3.512 |
5.990.938 |
-36,11 |
-39,91 |
Sắt thép các loại |
4.266 |
8.399.733 |
5.404 |
5.861.755 |
+26,68 |
-30,21 |
Hàng thủy sản |
|
3.349.381 |
|
5.156.271 |
|
+53,95 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày |
|
4.526.399 |
|
3.269.082 |
|
-27,78 |
Sản phẩm từ cao su |
|
3.315.054 |
|
1.576.923 |
|
-52,43 |
Gạo |
4.562 |
2.147.168 |
2.849 |
1.560.019 |
-37,55 |
-27,35 |
Chè |
554 |
1.079.698 |
507 |
1.134.731 |
-8,48 |
+5,1 |
Theo Vinanet
|