Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Dệt may về đích đúng hẹn

12/18/2015 10:34:18 AM

Dù tháng 11 ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu giảm khá mạnh, nhưng theo nhận định chung xuất khẩu dệt may sẽ về đích đúng kế hoạch ban đầu, tức khoảng 27-27,5 tỷ USD.

2015 nhiều tin vui

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong các mặt hàng xuất khẩu tháng 11-2015, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may giảm mạnh nhất, chỉ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 14,1% so với tháng trước. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 11 tháng ước đạt 20,65 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Phân tích về việc giảm kim ngạch xuất khẩu tháng 11, ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhìn nhận do thời vụ, trong tháng 7, tháng 8 đơn hàng giảm nên ảnh hưởng đến tình hình của tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên, xét tình hình chung tốc độ vẫn tăng dù không nhanh. Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng mới chỉ đạt 20,56 tỷ USD, liệu ngành dệt may có về đích như kế hoạch 27-27,5 tỷ USD hay không? “Đây có lẽ chỉ là thống kê riêng xuất khẩu may, còn toàn ngành phải tính cả bông, sợi… Chính vì thế con số này chưa đầy đủ và chúng tôi tin tưởng dệt may sẽ về đích đúng hẹn” - ông Hồng trả lời. Thực ra, theo một thống kê khác xuất khẩu toàn ngành dệt may đến hết tháng 11 đã đạt con số 25,58 tỷ USD, chỉ còn cách đích đến khoảng 2 tỷ USD.

Nhìn lại năm 2015, dệt may là một trong những ngành đón nhận nhiều thông tin vui đến từ việc Việt Nam kết thúc đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. 2 trong số đó là việc Việt Nam kết thúc cơ bản đàm phán FTA với Liên minh châu Âu và việc kết thúc đàm phán TPP. Với thuế suất đang áp dụng cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ 17-18%, vào EU từ 8-12%, khi TPP, FTA Việt Nam-EU có hiệu lực, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất lớn. Chính những thông tin này đã thu hút khách hàng dịch chuyển đơn hàng đến Việt Nam nhiều hơn, đồng thời nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ còn đổ vốn vào Việt Nam. Tất nhiên, song hành với tin vui bao giờ cũng là những thách thức. Để hưởng được những lợi ích TPP hay FTA Việt Nam-EU mang lại, ngành dệt may phải đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe về xuất xứ. Nhưng hiện nay, bất cập lớn nhất của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng là khâu cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào, hiện chỉ đáp ứng được chưa tới 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ. Sản lượng sợi đạt trên 1 triệu tấn/năm, trong đó gần 70% xuất khẩu. Sợi sử dụng trong nước chủ yếu nhập khẩu (tương đương lượng sợi xuất khẩu, nhưng chất lượng cao hơn) từ Trung Quốc 43%, Hàn Quốc 20%, Đài Loan 15%, các nước TPP chỉ 9,7%. Trước thực tế này, Nhà nước đang có những chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may; một số DN trong nước như Vinatex cũng có những dự án đầu tư trong lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm. Tuy nhiên, nếu so với các DN FDI thì DN nội đầu tư vào công nghiệp phụ trợ còn quá khiêm tốn, chính điều này đang đặt ra câu hỏi lớn về khả năng hưởng lợi từ các hiệp định cho DN Việt Nam.

2016 chưa thể đột phá

Ông Phạm Xuân Hồng cho rằng 2016 tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may vẫn chỉ duy trì ở mức ổn định chứ chưa có gì đột phá, dù năm 2016 ngành dệt may cũng có nhiều thông tin tốt. Chẳng hạn, theo FTA Việt Nam-Hàn Quốc được ký kết vào tháng 5 vừa qua, từ ngày 1-1-2016 hầu hết các mặt hàng dệt may từ Việt Nam vào Hàn Quốc sẽ được đưa về thuế suất 0%, ngay khi hiệp định có hiệu lực, thay vì từ 8-13% như hiện nay. Tuy vậy theo đánh giá chung, cơ hội này không mang lại sự đột phá cho xuất khẩu dệt may, vì hiện nay thị trường Hàn Quốc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không chi phối tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Đó là chưa kể lợi thế này có thể sẽ chỉ được tận dụng bởi các DN Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.

Ngoài những thách thức nối tiếp của năm 2015 là làm sao phát triển công nghiệp phụ trợ để đón đầu những cơ hội từ TPP và FTA Việt Nam-EU, năm 2016 cũng còn đó nhiều khó khăn cho các DN trong ngành. Đầu tiên chính là áp lực từ việc nhập khẩu nguyên phụ liệu vẫn còn quá lớn. Thứ hai là việc cạnh tranh về lao động trong ngành, vì khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng đổ vốn vào thị trường Việt Nam, cuộc cạnh tranh về nhân lực chắc chắn sẽ diễn ra khốc liệt hơn và DN sẽ phải tìm cách để chủ động đương đầu với khó khăn này. Ngoài ra, năm 2016 DN cũng phải đối mặt với việc tăng lương - một bài toán gây đau đầu cho hầu hết các DN dệt may, bởi số lượng công nhân là không nhỏ. Để tìm cách thoát khó, những vấn đề như cải thiện quản lý, nâng cao năng suất… vẫn thường được đề cập tới. Tuy nhiên, thời gian gần đây có một câu chuyện hay được nhắc tới là liên kết giữa các DN, nhưng dường như việc này vẫn chưa dễ dàng thực hiện. “Các DN có thể liên kết theo từng chuỗi, tuy nhiên khi liên kết các DN cần hiểu rằng việc liên kết chỉ có thể đáp ứng từ 10-20% nhu cầu của mỗi DN” - ông Hồng chia sẻ.

Hiện nay Hiệp hội Dệt may thêu đan TPHCM đã tổ chức vài chuỗi liên kết giữa các DN. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ đã xác định rõ việc đẩy mạnh tạo chuỗi cung ứng liên kết giữa các DN, từ xe sợi dệt vải, thiết kế, may mặc đến bán hàng. Nhờ chuỗi liên kết này, các DN dệt may lớn có thể thay thế nguyên liệu nhập khẩu bằng hàng nội địa, như vậy sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá, về khả năng đáp ứng thời gian giao hàng với ngành dệt may của các nước khác.

Theo saigondautu

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Sẽ kiểm tra chuyên ngành ngay tại Cát Lái và Tân Sơn Nhất (12/16/2015 10:09:20 AM)
Quan hệ thương mại Việt Nam – Pháp 10 tháng đầu năm 2015 (12/16/2015 10:08:15 AM)
Thương mại Canada-Việt Nam trong chín tháng đạt hơn 2,8 tỷ USD (12/16/2015 10:06:45 AM)
Hàn Quốc đầu tư FDI vào Việt Nam gần 40 tỷ USD sau 25 năm (12/15/2015 10:36:06 AM)
Việt Nam phải nuôi cá tra 
theo chuẩn Mỹ (12/11/2015 10:58:35 AM)
Thực phẩm Tết dồi dào nguồn cung (12/11/2015 10:57:48 AM)
TPP và tác động đối với cá ngừ Việt Nam (12/11/2015 10:55:58 AM)
Nông sản Việt thắng lớn tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015 (12/11/2015 10:54:24 AM)
Giá USD ngân hàng bật tăng trở lại (12/11/2015 10:51:18 AM)
9 khu kinh tế cửa khẩu được tập trung đầu tư (12/11/2015 10:47:05 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com