Nga nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới có kế hoạch kết thúc lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc vào 1/7 do hạn hán và lũ lụt đe dọa các cây trồng từ Châu Âu đến Hoa Kỳ.
Phó thủ tướng thứ nhất Viktor Zubkov cho biết nông dân đã tăng thêm 10% diện tích gieo trồng và dự trữ vượt 6 triệu tấn. Nhà nghiên cứu nông nghiệp SovEcon cho biết các thương nhân ngũ cốc của Nga đã tăng cường mua vào trong một vài tuần qua, đang chuyển nguồn cung cấp sang các hầm chứa gần cảng với dự đoán kết thúc của lệnh cấm xuất khẩu này bắt đầu từ tháng 8.
Lúa mì đã giao dịch tại Chicago với giá gấp đôi trong năm qua do hạn hán và lũ lụt từ Canada tới nước Nga. Lệnh cấm xuất khẩu của Nga, kết hợp với hạn ngạch đối với xuất khẩu của Ukraine, đã thắt chặt nguồn cung và góp phần đẩy giá lương thực toàn cầu lên cao kỷ lục trong quý I vừa qua. Trong khi xuất khẩu thêm sẽ giúp dịu bớt lo ngại về nguồn cung, thời tiết cực đoan có thể hạn chế sản lượng ở đâu đó và giữ giá cao.
Dmitry Rylko, giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường Nông nghiệp tại Moscow cho biết qua điện thoại rằng “thời tiết và tình trạng cây trồng trên thế giới phức tạp nghĩa là chúng ta không nên mong đợi giá giảm đáng kể”. Cũng phải mất một thời gian để xuất khẩu phục hồi sau khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ và “tôi không hy vọng xuất khẩu cao kỷ lục từ Nga trong tháng 7”
Giá lúa mỳ tăng
Giá lúa mù giao tháng 7 tăng 0,6% thành 8,1975 USD/ giạ trên sàn giao dịch Chicago hôm 27/5, trong khi giá ngô cũng giao tháng đó tăng 1,7% thành 7,585 USD/giạ. Mưa đang trì hoãn gieo trồng tại vùng đồng bằng lớn của Mỹ và đồng cỏ Canada. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết khoảng 45% cây lúa mì mùa đông của Mỹ đã trong tình trạng xấu hoặc rất xấu.
Ngược lại, Bộ Nông nghiệp Nga ước tính tổng sản lượng ngũ cốc có thể 85 triệu đến 90 triệu tấn tăng so với 60,9 triệu tấn năm trước đó.
USDA cho biết Nga sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn lúa mì trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6 năm tới, tăng so với 4 triệu tấn trong năm hiện tại. Số lượng này vẫn thấp hơn 18,6 triệu tấn đã bán trong năm trước. Xuất khẩu ngô sẽ tăng thành 1 triệu tấn so với 25 nghìn tấn và lúa mạch thành 800 nghìn tấn so với 300 nghìn tấn.
Alexander Korbut phó chủ tịch Liên minh Ngũ cốc của Nga, nhóm vận động lớn nhất cho xuất khẩu ngũ cốc cho biết Nga có khoảng 4 triệu tấn lúa mỳ có sẵn cho xuất khẩu ở miền nam của đất nước, mặc dù một nửa số đó có thể chất lượng không đủ tốt để xuất khẩu. Các cảng của Nga có thể xuất 3,5 triệu tấn một tháng.
Korbut cho biết việc nối lại xuất khẩu có thể làm giá lúa mì thế giới thấp hơn 5% đến 7%, trong khi giá trong nước tăng lên 15% đến 20%.
Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych cho biết trong một cuộc phỏng vấn 24/5, ông sẽ tăng hạn ngạch xuất khẩu vì dự báo sản lượng tăng 15%. Ukraine, nước xuất khẩu lúa mạch lớn nhất thế giới, thiết lập hạn ngạch xuất khẩu cho ngô, lúa mì và lúa mạch vào tháng 10 sau khi hạn hán phá hoại cây trồng.
Tăng cường nguồn cung cấp của Nga và Ukraine sẽ giúp bù đắp sự suy giảm dự kiến ở nơi nào đó. Hoa Kỳ, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới sẽ xuất khẩu 29 triệu tấn trong năm tới, giảm so với 35,5 triệu tấn năm nay.
Trong khi giá thế giới có thể giảm do nối lại xuất khẩu của Nga, giá nội địa sẽ có thể tăng. Điều đó thúc đẩy chính phủ hạn chế xuất khẩu một lần nữa vào cuối năm nay.
Số liệu của Bloomberg chỉ ra giá lương thực thế giới tăng có nghĩa là lạm phát đang tăng tốc trên toàn thế giới, thúc đẩy ít nhất hai chục ngân hàng trung ương và Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất trong năm nay. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết lãi suất cao hơn có thể hạn chế tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sẽ tăng 4,6% năm tới so với 4,2% trong năm nay.
Theo Vinanet