Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu mất dần thế cạnh tranh

8/22/2011 10:07:56 AM

Đơn hàng xuất khẩu trong các ngành đồ gỗ, giấy, thực phẩm chế biến... đang dần teo tóp cả về số lượng và quy mô. Nhiều doanh nghiệp cho biết chủ yếu do những yếu tố khó khăn trong nước đã làm hàng hóa xuất ngoại giảm sức cạnh tranh.

 

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp ngành gỗ liên tục than phiền về việc giá đầu vào quá cao nhưng giá đầu ra xuất khẩu không tăng kịp khiến doanh nghiệp mất dần thế cạnh tranh so với hàng hóa của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia...

 

Giảm cả lượng và chất

 

Lép vế cả chất lượng và giá cả

Các doanh nghiệp ngành giấy, chế biến gỗ cho biết những yếu tố cấu thành giá xuất khẩu sản phẩm hàng hóa trong nước đã đẩy hàng xuất khẩu vào thế khó cạnh tranh với hàng Thái Lan, Trung Quốc. Trong ngành giấy, hàng Thái Lan hiện vượt trội về chất lượng.

Còn ở phân khúc thấp hơn, hàng của Trung Quốc cũng không thua kém về chất lượng nhưng do họ có những nhà máy quy mô lớn tới vài triệu tấn/năm, đầu vào cũng nhẹ gánh hơn nên giá đầu ra mềm hơn.

Riêng với ngành đồ gỗ, hàng của doanh nghiệp VN đứng ở mức giá cao hơn khoảng 10% nên đã hạn chế đối tượng tiêu thụ.

Ông Đặng Quốc Hùng, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho biết quy mô đơn hàng mà doanh nghiệp nhận làm ngày càng nhỏ. Nếu nhận đơn hàng lớn phải làm ít nhất 4-5 tháng, có khi cả nửa năm, khiến doanh nghiệp không kham nổi chi phí trượt giá đầu vào, và đương nhiên nhà nhập khẩu không chấp nhận mức giá đội lên quá cao so với lúc ký hợp đồng.

 

Vì vậy không ít nhà nhập khẩu chuyển sang đàm phán với nhà xuất khẩu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia - vốn có thế mạnh về ngành đồ gỗ - do mức giá của họ hợp lý hơn.

 

Tuy nhiên, ngay cả đơn hàng nhỏ không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ có xưởng tại huyện Hóc Môn, TP.HCM cho biết từ đầu năm đến nay đơn vị này không thể thương lượng về giá cho bất cứ hợp đồng nào.

 

Theo ông, khi chào giá công ty đã tính toán mức lãi suất vay vốn, giá đầu vào, nhân công, chi phí kinh doanh khác vào giá thành, “nhưng đối tác rất hay so bì với giá của các nước khác khiến thảo luận bất thành. Họ bảo chi phí sản xuất của chúng tôi quá cao”.

 

Tương tự, trong lĩnh vực thực phẩm, ông Nguyễn Thanh Hùng, giám đốc kinh doanh Hãng nước mắm Hải Đăng, cho biết giá cá nguyên liệu từ 7.000-8.000 đồng/kg tăng lên 10.000-10.500 đồng/kg, cộng với lãi suất vay vốn trên 20%, khiến nước mắm thành phẩm tăng thêm khoảng 5.000 đồng/lít.

 

Đáp trả, thị trường có phản ứng tiêu cực ngay lập tức, lượng xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 50%, chỉ còn nửa container mỗi tháng.

 

Quá sức “cõng” chi phí đầu vào

 

 

Theo Tổng cục Hải quan, hàng loạt ngành hàng xuất khẩu rơi vào tình trạng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ở mức âm trong tháng 7 vừa qua như giày dép, đồ gốm sứ, thủy tinh, giấy... Trong đó, đáng chú ý là xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy giảm 17% trong tháng 7-2011 so với tháng 7-2010, kim ngạch xuất khẩu trong bảy tháng đầu năm 2011 cũng chỉ bằng 82,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Theo ông Lưu Quý Phương - phụ trách truyền thông Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, nguyên liệu giấy, chi phí nhân công, lãi suất vay ngân hàng... là những yếu tố tác động rất lớn đến giá thành sản xuất giấy hiện nay, trong đó lãi vay ngân hàng tăng vọt, lạm phát ở mức cao “là những nguyên nhân chính khiến giá thành lên cao”.

 

Hay với ngành nhựa, chiếm hơn 70% giá thành sản phẩm là do giá nguyên liệu nhập khẩu chi phối. Và muốn nhập khẩu nguyên liệu, các doanh nghiệp phải vay ngân hàng ở mức lãi vay trung bình 22%/năm - mức lãi được các doanh nghiệp cho rằng đã “cắn” vào chi phí giá thành không dưới 10% - càng khiến doanh nghiệp hết sức đau đầu khi phải tính toán giá bán sao cho thật cạnh tranh với những nhà chào hàng ở các nước khác.

 

Ông Hồ Đức Lam, phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa VN (VPA), cho biết rất nhiều doanh nghiệp hội viên VPA “than như bọng” khi tình trạng lãi suất vay ngân hàng ở mức cao và tiếp tục kéo dài. “Không ít doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động do khó tiếp cận được nguồn vốn vay, hoặc vay được nhưng với lãi suất vượt xa so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp” - ông Lam nói.

 

Chưa kể một nguyên nhân khác cũng làm giảm sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong những ngành trên là chi phí vận tải của VN hiện vẫn quá cao so với các nước. Chẳng hạn, cùng một mặt hàng và quãng đường tương đương, nhưng hàng từ VN đi Malaysia, Singapore luôn cao hơn khoảng 10 USD/tấn, tương đương 200 USD/container. Chưa kể, từ trước tháng 6-2011, phụ phí xăng dầu là 1,2 triệu đồng/container 40 feet thì nay chủ hàng phải trả tới 2,5 triệu đồng/container.

 

Theo TTO

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu đang có lợi thế (8/22/2011 10:06:59 AM)
Sử dụng tờ khai giả để thông quan hàng hóa (8/20/2011 10:06:57 AM)
Quy định cụ thể miễn thuế nhập khẩu với dự án điện (8/20/2011 10:04:59 AM)
Thua lỗ, doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo (8/20/2011 10:01:28 AM)
Mỗi tháng xuất siêu sang Mỹ 1 tỉ USD (8/20/2011 10:00:56 AM)
Kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói thảm giảm so với cùng kỳ năm 2010 (8/19/2011 9:57:27 AM)
Gỡ vướng mắc thủ tục hải quan cho doanh nghiệp (8/18/2011 10:12:17 AM)
Vàng, dầu thô “nhuộm buồn” xuất siêu tháng 7 (8/18/2011 10:11:40 AM)
Xuất khẩu đồ gỗ gặp khó (8/18/2011 10:03:35 AM)
Tháng 7-2011: Việt Nam xuất siêu 1,1 tỉ USD (8/18/2011 10:02:24 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com