Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu đến năm 2030: Triển vọng “sáng”

4/4/2013 10:17:34 AM

"Năm 2012, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu một cách xuất sắc. 

 

Xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 20%. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi xu hướng giao thương nội vùng châu Á tăng" - đó là nhận định của các chuyên gia trong Báo cáo HSBC Kết nối Giao thương vừa phát hành tháng 3/2013. 

 

Việt Nam: Tăng trưởng xuất khẩu đầy lạc quan  

Năm 2012, Việt Nam duy trì tăng trưởng xuất khẩu hai con số, xuất sắc vượt qua tình hình suy thoái toàn cầu. Giá trị xuất khẩu tính theo USD tăng khoảng 20% trong năm 2012 nhờ vào các ngành: viễn thông, nhựa, quần áo và may mặc. 

 

Tốc độ tăng trưởng GDP trên mức 5%/năm sẽ được duy trì bền vững trong trung hạn khi thị trường nội địa đang khởi sắc, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; khi du lịch và xuất khẩu nông sản hỗ trợ cải thiện ngành công nghiệp, khi những nhà máy năng lượng mới chấm dứt tình trạng thiếu hụt năng lượng tồn tại lâu năm. Sự mở rộng các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp, lượng dự trữ cao hơn và một thị trường nội địa lớn hơn cũng có thể làm giảm tình trạng biến động của tăng trưởng. 

 

Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

 

Xuất khẩu nội vùng (trừ Nhật Bản) đến năm 2020 được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 15%/năm. Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia sẽ trở thành những đối tác xuất khẩu ngày càng lớn của Việt Nam. Về trung hạn, kế hoạch mở rộng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN hướng tới thuế suất bằng 0 đối với tất cả hàng hóa vào năm 2015 cũng được coi là một nhân tố khác hỗ trợ thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực. 

 

Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản vẫn nằm trong số các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào năm 2030. Kể từ khi ký Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2007, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, cho thị trường Mỹ về các mặt hàng quần áo và giày dép. 

 

Trong vài năm gần đây, lĩnh vực dệt may ở Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng nhờ vào mức lương cạnh tranh. Thực tế, ngành quần áo và may mặc góp phần khoảng 1/5 tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2013 đến 2015. Nhưng Việt Nam cũng đang phát triển mạnh lĩnh vực viễn thông và ngành này sẽ đóng góp khoảng 10% tăng trưởng xuất khẩu trong 20 năm tới. 

 

Thương mại toàn cầu: Chuyển dịch theo tiến trình công nghiệp hóa 

Theo ông James Emmett - Giám đốc toàn cầu Khối Dịch vụ thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại: "Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và tiền lương tăng lên, cùng với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tinh tế hơn ở nhiều quốc gia dọc hành lang Nam-Nam kéo theo nhiều hình thức tăng trưởng thương mại toàn cầu khác nhau". 

 

Khi các quốc gia chuyển sang các ngành nghề có giá trị cao hơn thì các doanh nghiệp có những cơ hội quan trọng để phát triển và tăng trưởng. Một vài thị trường mới nổi đang tăng trưởng nhanh hơn đã chứng tỏ có sự chuyển dịch từ giao dịch hàng hóa cơ bản như ngũ cốc hay đường sang hoàn thiện hay sản xuất các hàng hoá có nhãn hiệu dựa trên nguồn nguyên vật liệu thô đó. Ở nhiều thị trường phát triển đã có một sự chuyển dịch sang các ngành hàng chuyên môn như hóa chất và dược phẩm khi các doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. 

 

Các thị trường mới nổi đang phát triển với một tốc độ phi thường và sẽ tái lập lại một cục diện thương mại thế giới mới trong vòng 20 năm nữa. Bằng cách mở rộng hoạt động sản xuất của họ vào các lĩnh vực mới có giá trị cao hơn, các thị trường mới nổi này đang hướng nhiều quốc gia phát triển vào việc chuyên môn hoá và đa dáng hoá để cạnh tranh. Hiểu rõ những lĩnh vực nào đang phát triển ở những thị trường nào sẽ đem lại những cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp khi họ lên kế hoạch cho tương lai và tận hưởng được lợi ích của những xu hướng này. 

 

Ở Việt Nam, mức lương cạnh tranh bao hàm lợi thế mạnh trong các lĩnh vực sản xuất có chi phí thấp như quần áo, dệt may, sản xuất đồ gỗ cho thấy, Việt Nam có thể tăng trưởng rất nhanh những ngành nghề này. Ngành quần áo và may mặc, dệt may và sản xuất đồ gỗ sẽ đóng góp hơn 30% vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2013 đến 2030. 

 

Các ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại  

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của Ngân hàng HSBC được điều chỉnh theo mùa lại vượt mức trung bình 50 điểm vào tháng 3, đạt mức cao của 23 tháng là 50,8 điểm. 

Dữ liệu của tháng 3 cho thấy cả sản lượng sản xuất và số lượng đơn đặt hàng mới đã hồi phục ở mức khiêm tốn, sau khi có sự sụt giảm trong tháng trước. Các công ty được hưởng lợi từ tình trạng cải thiện của thị trường trong nước đã tăng cường hoạt động quảng cáo và tăng nhẹ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong thời gian tới. 

Đơn đặt hàng xuất khẩu mới của tháng 3 lần đầu tiên tăng trong 11 tháng qua. Các nhà sản xuất cho rằng, doanh thu hàng xuất khẩu mới tăng trưởng gần đây là nhờ vào nhu cầu từ phía các khách hàng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan được cải thiện. 

Các nhà sản xuất Việt Nam duy trì lượng hàng tồn kho giảm trong tháng 3 dẫn tới việc nguyên liệu thô và thành phẩm tồn kho đều tiếp tục giảm. Trong khi đó, hoạt động mua hàng đã tăng lên lần thứ hai trong ba tháng qua, phản ánh hoạt động sản xuất đã tăng lên.

 

 Nguồn Báo Công Thương Điện Tử

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Giá gạo xuất khẩu thấp kỷ lục (4/4/2013 10:15:43 AM)
Việt Nam – quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm (4/4/2013 10:12:26 AM)
Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt 29,69 tỷ USD (4/3/2013 11:15:33 AM)
Xuất khẩu cà phê của Honduras và Costa Rica giảm trong tháng Ba (4/3/2013 11:14:54 AM)
Xuất khẩu đã đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng bất ổn (4/3/2013 11:13:03 AM)
Sau 3 tháng đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (4/2/2013 10:36:48 AM)
Xuất khẩu gạo đạt trên 1 triệu tấn (4/2/2013 10:36:06 AM)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Anh tăng trưởng (4/2/2013 10:35:39 AM)
Da giày xuất khẩu vào EU được hưởng ưu đãi GSP trở lại (4/2/2013 10:34:56 AM)
Các số liệu xuất nhập khẩu năm 2012 (4/1/2013 10:32:35 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com